-
Những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
-
Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đồng loạt "tấn công" trẻ nhỏ
Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu
Cho bé uống sữa bò thay sữa mẹ
Sữa bò là một thực phẩm khá quen thuộc đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên với độ tuổi quá nhỏ (dưới 1 tuổi) thì việc bổ sung sữa bò vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều không thực sự cần thiết. Bởi trong sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein và chất dinh dưỡng, sẽ gây nên cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi còn non nớt cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu. Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao trong sữa bò tươi có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường khá sớm cho trẻ.
Vì thế trong giai đoạn này mẹ chỉ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh
Cho bé ăn dặm từ quá sớm hoặc quá muộn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm hợp lý nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi con đủ 6 tháng tuổi, các trường hợp ăn sớm hay muộn hơn đều không tốt cho bé.
Trong quá trình con ăn dặm cha mẹ vẫn cần bổ sung thêm sữa vì đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Thời gian đầu khi con bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn chút một và bằng thức ăn mềm cũng như loãng để con dễ tiêu hóa. Khi con đã quen với việc ăn dặm rồi thì cần tăng lược thức ăn cũng như đa dạng thực phẩm hơn để con có đủ chất cho cơ thể.
Sai lầm khi pha sữa quá đặc, quá loãng
Nhiều bà mẹ lo sợ con mình không đủ chất nên cố pha sữa thật đặc, không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc có thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn, việc này là không nên. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực phẩm nào khác, thậm chí chỉ cần pha không đúng lượng nước vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ khó bú dễ sình bụng, khó tiêu, tăng ‘gánh nặng’ cho thận, hại thận, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Sữa pha quá loãng khiến trẻ thiếu chất, chậm tăng cân. Tốt nhất cho con, khi pha sữa bột mẹ chỉ nên pha với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng để trẻ hấp thu một cách tốt nhất và đủ chất.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con
Sai lầm khi cho trẻ uống quá nhiều nước ép hoa quả
Nước hoa quả tham gia vào một phần sức khỏe của bé. Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình để đa dạng các chất. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm sạch, tươi ngon, không nên cho trẻ uống nước hoa quả đóng chai công nghiệp hoặc quá ngọt. Và lưu ý cho trẻ uống lượng vừa phải, hợp lý.
Bé dưới 1 tuổi nếu cho uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ khó hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, một số trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể dẫn tới đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Không cho bé ăn dầu
Nhiều bà mẹ nghĩ không nên cho dầu ăn khi khuấy bột, cháo cho trẻ. Tuy nhiên, nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Cho thêm vào số lượng dầu hợp lý, sẽ mang đến nhiều năng lượng cho bé. Cũng đừng lo bé không tiêu thụ được chất béo, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất quan trọng cần để bé hấp thu vitamin A,D…vì vậy nên cung cấp cho bé dầu ăn trong khi ăn dặm.
Cho bé ăn mật ong
Nhiều bà mẹ cho bé sử dụng mật ong sớm, như tưa lưỡi, giảm ho v.v. Tuy nhiên thực tế mật ong có thể chứa mầm mống bệnh gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe bé. Vì thế, bạn nên cẩn thận chỉ sử dụng mật ong khi trẻ trên 12 tháng tuổi.
Hi vọng với những kinh nghiệm trên thể giúp mẹ phần nào có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ
Nguồn: ytevietnam.net.vn