Theo các chuyên gia đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đo độ mờ da gáy thai nhi là một trong những Xét nghiệm mà các Bác sĩ sản khoa khuyến cáo các mẹ bầu thực hiện. Đo độ mờ da gáy thai nhi là biện pháp âm nhằm chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì.
“Độ mờ da gáy thai nhi” những con số biết nói
Đo độ mờ da gáy thai nhi là gì?
Đo độ mờ da gáy hay còn gọi là đo khoảng sáng sau gáy của thai nhi để phát hiện sớm hội chứng bệnh down. Xét nghiệm này thông thường được tiền hành thông qua được tiến hành qua phương pháp siêu âm vùng bụng của thai phụ, rất đơn giản, nhanh gọi hoàn toàn cho cả mẹ và bé.
Đối với những trường hợp thai phụ có tử cung ngả sau, hay những thai phụ quá béo, thừa cân các Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để có kết quả do độ mờ da gáy chính xác nhất mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tiến hành đo đọ dài từ đỉnh đầu đến độ dài xương cụt và đo tiếp độ mờ da gáy. Khoảng mờ này là đường trắng ở sau gáy thai nhi trong khi vùng xung quanh có màu tối sẫm hơn. Đây là lý do người ta còn gọi kỹ thuật đo độ mờ da gáy thai nhi là đo khoảng sáng sau gáy.
Thời điểm lý tưởng để thực hiện đo độ mờ da gáy thai nhi
Mẹ bầu cần xác định tuổi thai một cách chính xác để thực hiện những Xét nghiệm cần thiết trong thai kì. Các Bác sĩ khuyến cáo, thời điểm lý tưởng để thực hiện đo độ mờ da gáy thích hợp nhất từ tuần 11-13 của thai kì. Tốt nhất là siêu âm vào mốc thai 12 tuần tuổi.
Thời điểm lý tưởng nhất để đo độ mờ da gáy thai nhi là 12 tuần tuổi
Không nên kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi trước 11 tuần vì bào thai còn quá nhỏ. Còn thực hiện sau 13 tuần kết quả đo sẽ không còn ý nghĩa nữa vì độ mờ da gáy đã trở về bình thường, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc thai nhi của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.
Các Bác sĩ chuyên khoa sản sẽ căn cứ vào khoảng sáng sau gáy này của thai nhi để cân nhắc về việc bạn có cần thực hiện những Xét nghiệm tiếp theo hay không, các Xét nghiệm mà các Bác sĩ cần cân nhắc đó là chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm trong tuần thai 16-17 tiếp theo để tìm các các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi nữa không.
Bên cạnh đó việc các mẹ tiến hành siêu âm vào thời điểm 11-14 của thai kì giúp mẹ lần đầu nhìn rõ các bộ phận của thai nhi như đầu, tay chân, cột sống, bộ phận sinh dục. Nhiều mẹ cũng được khuyên siêu âm 3D hoặc 4D trong lần khám thai này để có những bức hình rõ nét đầu tiên của bé yêu.
Mẹ nên thực hiện đo độ mờ da gáy để đảm bảo an toàn cho bé yêu
Ý nghĩa kết quả đo độ mờ da gáy thai nhi
Độ mờ da gáy của thai nhi có những ý nghĩa sau:
- Thai có độ mờ da gáy = 1,3 mm: nguy cơ mắc bệnh Down thấp
- Thai có độ mờ da gáy = 2,5-3,0 mm: 9/10 trẻ bình thường
- Thai có độ mờ da gáy >3,0 mm: nguy cơ mắc bệnh Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác rất cao.
Kết quả đo độ mờ da gáy có thể giúp mẹ chẩn đoán chính xác đến 75% nguy cơ thai nhi bị hội chứng Down. Tuy nhiên có khoảng 1/20 - 1/25 thai phụ khi đo độ mờ da gáy có kết luận “nguy cơ cao” vẫn sinh con khỏe mạnh. Nếu nhận thấy trường hợp thai nhi có nguy cơ bị bệnh Down cao, mẹ bầu cần làm thêm 1 số xét nghiệm như PAPP-A, Free- β HCG (cũng trong tuần 11-13); Triple test (tuần 16-18) để có kết quả chính xác nhất và có nên tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa để có những quyết định sáng suốt.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn