Đây cũng là câu hỏi tôi từng đặt ra hỏi rất nhiều sinh viên trường Đại học Y Dược, bác sĩ và nhận được cái kết thật sự bất ngờ. Họ bảo làm bác sĩ là để lo cho bệnh nhân trước rồi hãy lo cho mình, chậm 1 phút có thể mất 1 mạng người còn đời người bác sĩ chậm 1 vài năm để yêu đương thì cũng chẳng hề gì.
- Có phải nhân viên y tế Việt Nam đang bị phân biệt đối xử?
- Lý do gì khiến bạn yêu và gắn đời mình với Y nghiệp?
- Vì sao Điều dưỡng viên Việt Nam ngày càng chán việc?
Bác sĩ ơi, lo cho người ít thôi, đến lúc lo cho mình rồi đấy!
Bác sĩ Việt Nam và nỗi lo không tên cho bệnh nhân!
Bất kỳ một quốc gia nào trên quả địa cầu này cũng đều cần người thầy thuốc như cần hơi thở. Ở đất nước mà cái chết cận kề, mỏng manh và dường như giới hạn chưa bao giờ mờ nhạt như ở Việt Nam thì vai trò của người chữa bệnh cứu người lại càng được đặt lên hàng đầu. Họ sẽ được giao trọng trách cao cả là người nắm giữ sinh mạng của nhiều người cùng một lúc.
Nhưng nỗi lo lúc thập tử nhất sinh chưa hẳn đã đủ, bệnh nhân của nước ta còn được bác sĩ lo vì sợ. Nỗi sợ hãi kinh hoàng vì biết đâu hôm nay trong lúc đang cấp cứu, đang làm hồ sơ bệnh án, đang khám bệnh, đang trao đổi với người nhà …thì bỗng nhiên có một tên côn đồ nào đó cầm súng bắn vào thầy thuốc, phụ huynh bệnh nhân cầm bất kỳ thứ gì để hành hung bác sĩ… Nỗi sợ hãi ám ảnh thường trực càng hiển hiện rõ hơn nhưng nếu như tin tức y tế mới nhất cập nhật việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt tạm giam vì liên quan đến vụ thảm họa y khoa Hòa Bình. Sau sự vụ ấy, đồng nghiệp của bác sĩ Lương sợ hãi hơn, sợ nếu là bản thân họ vào một mai kia mắc chút sơ xảy mà liên đới đến vụ tai biến y khoa nào đó thì có phải bị còng số 8 còng vào tay như đồng nghiệp đã từng bị trước đó hay không.
Nỗi lo của bác sĩ làm việc ở môi trường bệnh viện Việt Nam còn phức tạp, nguy hiểm và khó lường hơn cả bối cảnh trong phim “Bụi đời chợ lớn” nữa. Đó là những nỗi lo cụ thể như:
Thứ nhất, người thầy thuốc thời nào cũng vậy lo cho người bệnh được sống, đưa người bệnh từ cửa Tử về với cửa Sinh, chạm vào thứ gọi là thập tử nhất sinh của đời người. Nỗi lo ấy thường trực trong từng bữa ăn, giấc ngủ và lẫn trong từng giấc mơ. Bác sĩ, giảng viên hiện đang công tác ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đã chia sẻ điều này với sinh viên của mình.
Nỗi lo thường trực của bác sĩ lúc nào cũng thường trực
Thứ hai, nỗi lo bị người nhà bệnh nhân hành hung, bị côn đồ tấn công, sợ hình ảnh nào đó không tốt của mình không may lọt vào ống kính máy ảnh nào đó hay được ghi lại bởi một ai đó thì sẽ mất cả cơ nghiệp cả đời gây dựng. Nghề Y cao quý thật đấy nhưng đôi khi cũng thiệt thòi và rủi ro không đếm xuể. Chưa kể, cứu người bệnh nhưng rồi bị phơi nhiễm, nhiễm bệnh rồi gặp những hi sinh thiệt thòi hơn bất kỳ nghề nào. Rồi nỗi lo cơm áo gạo tiền phải tranh thủ đi làm thêm bên ngoài, buổi tối, tranh thủ ngày nghỉ để đi làm việc trái nghề để cuộc sống bớt khó khăn, thiếu thốn. Nỗi lo vợ con thiệt thòi, lo người thân không được chăm lo đủ đầy vì quá bận rộn với công việc và nghiệp vụ chuyên môn và đầy rẫy những nỗi lo không tên khác cứ bám riết lấy người thầy thuốc khiến họ đã mỏi mệt lại càng phải gồng mình để đi hết con đường Y nghiệp chông gai.
Đừng lo cho bệnh nhân nữa, lo cho mình đi!
Nhưng trong số những lo ám ảnh ấy, tâm sự nghề Y nhận được nhiều tâm sự của những cô cậu sinh viên Y khoa, những bác sĩ đã đến tuổi tìm bến đỗ, những phụ huynh chót cho con theo học Y nhưng rồi cứ trằn trọc không biết khi nào con sẽ yên bề gia thất, lo cho hạnh phúc bản thân, nhất là những cô gái ngành Y.
Thời gian của người học Y khoa đã chiếm phần nhiều tuổi thanh xuân, phần còn lại dành cho chuyên môn và công việc, phần nhiều để dành cho bệnh nhân của mình. Vậy có lúc nào để nghĩ cho bản thân, cho người thân cho cuộc đời mình. Thế nên bác sĩ ơi, lo cho bệnh nhân ít thôi, đã đến lúc phải lo cho hạnh phúc cho bản thân mình rồi đấy, tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc để từ đó có thêm điểm tựa để vượt qua khó khăn trên con đường gian nan đồng hành cùng bệnh nhân ở phía trước.
Trang Minh