Truy tìm thủ phạm khiến trẻ biếng ăn

Làm sao để con không bỏ bữa và chóng lớn như “con nhà người ta" là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ nhưng việc “quan tâm sai lầm nhất” là đã không tìm ra thủ phạm gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Ngày 18/08/2017, 15:38:23   Tác giả :     Lượt xem: 5952

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ, không có một công thức nào đúng với tất cả các trẻ. Khi chưa tìm được nguyên nhân thì phụ huynh “khó lòng”có thể giúp con thoát khỏi tình trạng này.

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ hiện nay

Điểm mặt những thủ phạm chính gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ, một số nguyên nhân chính dưới đây mẹ cần lưu ý:

Trẻ biếng ăn do ăn đồ vặt: Nhiều mẹ nghĩ rằng, trẻ không ăn cơm có thể thay thế cho chúng bằng bánh ngọt hay snack để bù lại chất dinh dưỡng từ những thực phẩm “ đáng nhẽ chúng phải ăn hằng ngày”. Thế nhưng mẹ hoàn toàn không biết chính những đồ ăn vặt này là thủ phạm khiến trẻ không nhớ đến bữa cơm mà mẹ chuẩn bị, chưa kể đến những đồ ăn vặt này chứa rất nhiều chất phụ gia và có nguy cơ thực phẩm không an toàn dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa - nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt cân. Lấy đi “nỗi nhớ cơm” nhưng đồ ăn vặt không hề cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,  càng lâu càng khiến trẻ tạo thành thói quen ăn vặt thay cơm.

          

Đồ ăn vặt là nguyên nhân khiến trẻ “không nhớ cơm”

Trẻ biếng ăn do khẩu phần ăn: Việc mẹ không đa dạng hóa thức ăn cho trẻ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn vì chính chúng ta cũng không thể ăn mãi một món ngày qua ngày.

Trẻ biếng ăn do thuốc: Việc trẻ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa của trẻ thay đổi cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng biếng ăn.

Trẻ biếng ăn do bị cha mẹ ép ăn: Nhiều mẹ có tâm lý sợ con đói nên cố “nhồi nhét” cho con hết bữa. Khi bị ép, trẻ phải ăn theo một chế độ cứng nhắc là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhiều bà mẹ mắc phải. Nhiều lần cố ép sẽ tự nhiên hình thành phản xạ sợ ăn và chán ăn ở bé, hễ trẻ cứ nhìn thấy bữa cơm là bé lẫn tránh.

   

Tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái để trẻ thấy ngon miệng hơn

Chúng ta đều biết khi ăn uống nếu vui vẻ thì sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, với trẻ cũng vậy. Khi tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho trẻ, nhất là tâm lí ganh đua khi ăn thì sẽ kích thích các tuyến men tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ngon miệng hơn.

Ngoài những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ còn có nguyên nhân khác như  do thuốc hoặc có thể trẻ bị mắc một số bệnh lý khiển trẻ mệt mỏi và chán ăn, do vậy mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp giúp trẻ “thoát khỏi” tình trạng biếng ăn này.

Biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ

Dù không có một quy chuẩn nào đặt ra cho trẻ biếng ăn nhưng một số biện pháp được các chuyên gia dinh dưỡng chương trình Mẹ và bé giới thiệu dưới dây là biện pháp cải thiện những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ:

Thiết kế bữa ăn đa dạng, phù hợp lứa tuổi: Cha mẹ cần có một chế độ ăn hợp lí cho trẻ, cụ thể mẹ có thể phân theo tháng tuổi , không lên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít. Ngoài ra, mẹ có thể đổi món thường xuyên cho bé, xen kẽ các thức ăn mới và thức ăn cũ trẻ thích để lâu dần trẻ thấy ngon miệng và không còn lạ lẫm với các món mới.

 Không nên ép trẻ ăn: Khi trẻ biếng ăn, tâm lí chung của các bậc làm cha mẹ hẳn ai cũng lo lắng nhưng các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Tuyệt đối không dọa nạt hay quát mắng, tránh sự hình thành tâm lí sợ sệt trong trẻ vì mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại mà bản thân cha mẹ không thể lường trước được..

               

Ép trẻ ăn là một nguyên nhân khiến trẻ biến ăn

Khi trẻ sử dụng thuốc: cần cho trẻ ăn nhiều bữa, mẹ lên chế biến thức ăn thức  dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hóa  mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị để trẻ cảm thấy ngon miệng. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước quả có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, iốt, vitamin nhóm B, vitamin A, D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Biếng ăn không xác định được nguyên nhân: Đối với những trẻ không bao giờ đòi ăn, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo khẩu phần được hướng dẫn và cần có sự theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng. Tránh quan điểm để trẻ nhịn đói thì khi trẻ đói quá sẽ phải ăn. Thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn.

Khi tìm được ra những “thủ phạm” gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ cũng là lúc mẹ cần có những biện pháp phù hợp để bé có thể phát triển toàn diện. Hi vọng những chia sẻ trên đây phần nào giúp được các phụ huynh tìm ra nguyên nhân biếng ăn của con mình và sớm có biện pháp khắc phục.

Nguồn: Dung Trần