Mách cha mẹ cách phòng bệnh tay chân miệng bằng Ðông y

Mặc dù là một căn bệnh “phương tây” nhưng bố mẹ Việt vẫn có thể sử dụng các bài thuốc đông y để đẩy lùi bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ một cách cực kỳ hiệu quả.

Ngày 07/10/2018, 06:09:31   Tác giả : Nụ An    Lượt xem: 2878

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Theo giới y học cổ truyền thì bệnh tay chân miệng phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ. Để dự phòng tích cực căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp theo hướng dẫn của Bộ Y tế như: vệ sinh cá nhân, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn cloramin B 2%..., cha mẹ cũng có thể sử dụng một vài bài thuốc đông y để đầy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Thuốc uống trong

  • Kim ngân hoa 18g, cam thảo 3g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.
  • Lô căn 60g, dã cúc hoa 10g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.
  • Bản lam căn 30 - 50g, sắc uống thay trà.
  • Ma hoàng 1,5g, cam thảo 1,5g, liên kiều 4,5g, tử thảo 4,5g, tang bạch bì 4,5g, hạnh nhân 3g, kim ngân dây 10g, xích thược 9g, sắc uống.
  • Lá dâu tằm 12g, cam thảo đất 12g, rễ cây sậy 12g, lá tre 12g, bạc hà 12g, kinh giới 12g, sắc uống.
  • Kim ngân hoa 12g, rau diếp cá 12g, quả dành dành 12g, cam thảo đất 12g, rau má 12g, lá chanh 12g, sắc uống.

Đây đều là những bài thuốc dân gian giới đông y thường dùng để trị bệnh tay chân miệng, lở loét, ngứa ngáy ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bởi đây là những thành phần vô cùng lành tính cũng như mang đến hiệu quả cao.

Một bài bài thuốc đong ty trị được bệnh tay chân miệng

Một bài bài thuốc đong ty trị được bệnh tay chân miệng

Thuốc dùng ngoài da cho trẻ nhỏ

Cũng theo chuyên mục tin tức y tế cho hay, ngoài uống, bệnh tay chân miệng cũng có thể đẩy lùi nhờ việc tắm nước lá hay nước các bài thuốc. Bởi khi tắm nước lá các bết bọng nước, bết lở trên da sẽ se miệng lại dần mất đi. Một vài bài thuốc dùng ngoài da cha mẹ có thể sử dụng như:

  • Rễ hải kim sa 30g, dã cúc hoa 10g, chi tử 3g, sắc lấy nước rửa tổn thương.
  • Sài hồ 10g, hoàng cầm 12g, xích thược 16g, hoàng bá 15g, cam thảo 6g, sắc rửa tổn thương hàng ngày.
  • Khổ sâm 20g, bèo cái 20g, đại thanh diệp 20g, quán chúng 20g, tất cả cho vào túi vải, sắc trong 10 phút với 2.000ml nước, sau đó bỏ bã, ngâm rửa vết thương mỗi ngày 2 lần.
  • Thanh đại 60g, thạch cao 120g, hoạt thạch 120g, hoàng bá 60g, tất cả sấy khô tán mịn, dùng để rắc xoa hoặc trộn với dầu vừng bôi vào các vết loét do mụn nước vỡ.
  • Xích thạch chi, lô cam thạch, thạch cao và hàn thủy thạch đã chế, lượng bằng nhau, tán thật mịn, xoa vào nơi tổn thương, thường dùng cho trường hợp mụn nước đã hóa mủ..
  • Lá và cành hoa lựu trắng lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương.
  • Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, lục nhất tán 10g, xa tiền tử 10g, tử hoa địa đinh 15g, hoàng hoa địa đinh 15g, sắc lấy nước ngâm rửa hàng ngày.

Với những bài thuốc uống và bôi ngoài da trên sau một thời gian ngắn thực hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ sẽ có những thay đổi tích cực.

Nguồn: ytevietnam.net.vn