-
Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đồng loạt "tấn công" trẻ nhỏ
-
Tìm hiểu về quá trình tăng trưởng chiều cao và cân nặng ở trẻ?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân nào?
Những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ
So với nhiều bệnh khác rối loạn tiêu hóa có thể không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ, khiến con chậm lớn, cơ thể thiếu sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì thế để có thể đảm bảo con yêu được khỏe mạnh cha mẹ cần chú ý tới những dấu hiệu quan trọng sau đây để chắc chắc xem con mình có mắc bệnh tiêu hóa hay không?
- Trẻ bị táo bón, khó đại tiện hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Đau bụng, những cơn đau có thể xuất hiện với các hình thái, mức độ khác nhau, từ đau nhẹ, tới quằn quại hoặc đau như dao cắt. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác.
- Trẻ ăn thường bị đây hơi, bụng sình bụng. Con ăn không ngon miệng.
- Trẻ cũng có thể xuất hiện các biểu hiện như ợ chua, đắng, chán ăn, hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa…
Trước tình trạng trẻ bị mắc rối loạn tiêu hóa ngày càng tăng, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra khuyến cáo và chỉ ra những nguyên nhân khiến số lượng trẻ mắc bệnh không có xu hướng giảm.
- Rối loạn tiêu hóa do quá trình sử dụng kháng sinh. Nguyên nhân là do mẹ cho con sử dụng nhiều kháng sinh liều cao, trong khi đó thuốc kháng sinh chính là thủ phạm tiêu diệt vi khuẩn có lợi của đường ruột và cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, gây loạn khuẩn, dẫn tới chứng tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Rối loạn tiêu hóa do trẻ có chế độ ăn không hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý cũng được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến con bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế nên hạn chế cho con ăn những thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, quá nhiều protein…khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…
- Rối loạn tiêu hóa do trẻ em tiếp xúc với môi trường không đảm bảo vệ sinh. Sống trong môi trường không được dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.
Con bị rối loạn tiêu hóa cho mẹ cần làm gì?
Cha mẹ cần làm gì khi con bị rối loạn tiêu hóa?
Biện pháp nào để chữa rối loạn tiêu hóa luôn là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi con trẻ gặp phải vấn đề này. Để hạn chế tình trạng bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Nên cho trẻ ăn đồ dễ tiêu như: cháo, bột, cơm nát…chia nhỏ ra các bữa trong ngày, không ăn đồ đóng hộp, thức ăn tanh, cay, nóng.
- Cung cấp cho trẻ đủ lượng rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ và vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung nước điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.
- Bổ sung men vi sinh phù hợp để cân bằng hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, ăn các thực phẩm tốt cho tiêu hóa, tăng vi khuẩn có lợi.
- Không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đường...
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của trẻ, đặc biệt những đồ đạc trẻ hay tiếp xúc như: đồ chơi, giường, bàn ghế… tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Nếu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ kéo dài, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám từ đó có hướng điều trị tích cực hơn cũng như để không ảnh hưởng tới sức khỏe giới tính.
Nguồn: ytevietnam.net.vn