Theo đó, những bác sĩ muốn cấp chứng chỉ hành nghề có thêm nhiều cơ hội hơn so với trước đây. Thông tin này cũng đã nhận được sự quan tâm, chú ý của dư luận, đặc biệt là các bác sĩ và cán bộ ngành Y trong và ngoài nước.
- Cảnh báo: Trong tương lai nhiều bệnh nhân sẽ bỏ mạng vì không còn thuốc chữa
- Vì sao người ngủ trên máy bay có thể bị điếc vĩnh viễn?
- Báo động: 30% bệnh nhi ở Việt Nam đang mang vi khuẩn kháng thuốc
Bộ Y tế sẽ kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ hành nghề 2 năm/lần cho bác sĩ
Bác sĩ sẽ được kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ 2 năm/lần
Trang tin tức y tế mới nhất đã cập nhật thông tin về việc Bộ Y tế đã thay đổi thời gian để kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ. Cụ thể khác với trước đây chỉ cần cấp chứng chỉ 1 lần duy nhất mà sắp tới, Bộ sẽ tiến hành việc này cứ 2 năm 1 lần. Điều này yêu cầu các bác sĩ muốn trụ vững với nghề thì cần nâng cao trình độ thường xuyên, nâng cao trình độ, chuyên môn và tay nghề cũng như kỹ năng trong khám chữa bệnh. Muốn thế, việc đào tạo liên tục và thường xuyên cho đội ngũ thầy thuốc ở các cơ sở y tế rất quan trọng và cần thực hiện có kế hoạch và lộ trình cụ thể.
Bộ Y tế khẳng định việc kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ hành nghề liên tục này đã mở ra nhiều cơ hội cho bác sĩ. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều bệnh viện ở Việt Nam lại bỏ qua việc cập nhật trình độ và đào tạo cho những thầy thuốc đang công tác tại đơn vị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh mà còn khiến cho đội ngũ bác sĩ cầu tiến cảm thấy thất vọng, rất khó cống hiến hết mình cho đơn vị mình đang công tác, nhất là các cơ sở y tế thuộc hệ công lập. Điều này cũng đã trở thành những câu chuyện nghề Y buồn gây nhức nhối trong toàn xã hội suốt thời gian qua. Bệnh viện tuyển dụng khó khăn trong khi bác sĩ muốn có một môi trường làm việc chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của bản thân. Theo con số thống kê tại Hội thảo đánh giá việc đào tạo liên tục và xây dựng lộ trình triển khai kiểm định chất lượng thì hiện tại trên toàn bộ các bệnh viện Việt Nam thì đã có đến 30% không hề có kế hoạch đào tạo liên tục dành cho bác sĩ. Nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng mang tính sống còn của việc liên tục cập nhật những phương pháp điều trị mới, những loại thuốc mới sản xuất, vắc xin mới, những kiến thức gần như mang đến bước ngoặt trong y học cần phải biết…đối với bệnh nhân, bác sĩ và toàn bộ ngành Y tế.
Bệnh viện ở Việt Nam chưa chú trọng đến việc đào tạo bác sĩ của mình
Theo thống kê một trong những nguyên nhân khiến trình độ và môi trường làm việc của bác sĩ ở nước ta bị hạn chế chính là việc các cơ sở y tế chưa chú trọng nâng cao trình độ cũng như cử cán bộ đi đào tạo, bổ sung kiến thức mới. Theo chia sẻ của Giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì khó khăn nhất đó chính là quá trình chuẩn hóa giáo trình đào tạo, cơ sở để thực hành. Điều đó khiến cho quá trình đào tạo liên tục và đội ngũ giáo viên giảng dạy gặp nhiều bất cập. Bao gồm chương trình đào tạo liên tục với các cấp độ khác nhau, nhất là ở bệnh viện lớn và các trường Đại học Y Dược trên cả nước.
Bệnh viện ở Việt Nam chưa chú trọng đến việc đào tạo bác sĩ của mình
Chưa kể, theo quy định trong Luật khám chữa bệnh, nếu bác sĩ hay còn gọi l người hành nghề khám chữa bệnh nếu không thường xuyên cập nhật kiến thức y khoa hay các vấn đê liên quan một cách liên tục thì sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế đã cấp. Thời gian quy định trong Luật là 2 năm liên tiếp. Điều này nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ những người trong và ngoài ngành, đặc biệt là giới bác sĩ. Nhằm thực hiện nghiêm túc vấn đề này, sắp tới, Bộ Y tế sẽ yêu cầu người hành nghề khám chữa bệnh cần học tối thiểu 48 tiết trong 2 năm (ương đương ít nhất 20 ngày học) liên tục mỗi năm. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là cơ hội để cán bộ y tế nâng cao trình độc của bản thân.
Trang Minh – Ytevietnam.net.vn