-
Mách cha mẹ cách phòng bệnh tay chân miệng bằng Ðông y
-
Tìm hiểu về quá trình tăng trưởng chiều cao và cân nặng ở trẻ?
-
Phương pháp điều trị tiểu dầm ở trẻ hiệu quả nhất
Các bệnh sởi, chân tay miệng, sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng ở trẻ nhỏ
Số ca mắc tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết tăng chóng mặt
Theo thống kê từ các bệnh viện trên địa bàn cả nước cho thấy, hiện nay, bệnh dịch sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết có số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm trước và xu hướng tiếp tục tăng, do vậy số khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh gia tăng, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến cuối trong đó như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Sản-Nhi, bệnh viện Nhi và Bệnh viện đa khoa tỉnh… đã gây tình trạng quá tải và có nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh dịch trong bệnh viện.
Theo thống kê của bên tin tức y tế thì từ đầu năm đến ngày 08/10/2018 trên cả nước ta đã có 1.093 ca dương tính với sởi/2.942 ca sốt phát ban nghi sởi, tử vong 01 ca; tay chân miệng có 61.821 ca mắc, 6 ca tử vong, sốt xuất huyết có 67.414 ca mắc, tử vong 11 ca.
Trước tình trạng bệnh diễn biến phức tạp ở trẻ nhỏ, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác truyền thông trong cơ sở khám, chữa bệnh. Phải bằng mọi biện pháp truyền thông (qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp, bằng poster, tờ rơi...) để mẹ và bé, người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, hiểu rõ đường lây như: Bệnh sởi lây theo đường hô hấp, bệnh tay chân miệng lây đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết lây do muỗi Aedes aegypti truyền bệnh.
Bên cạnh đó Bộ cũng yêu cầu tổ chức tư vấn, hướng dẫn người bệnh biết cách chăm sóc ca bệnh nhẹ tại nhà để giảm chi phí điều trị cũng như tránh được tình trạng lây nhiễm chéo và quá tải bệnh viện.
Cha mẹ cần có kiến thức phòng bệnh để bảo vệ con trước đại dịch trên
Công tác điều trị bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết
Nhìn chung và đánh giá đây đều là những bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Vì thế ngay từ bây giờ cha mẹ, người thân cần nắm rõ nguyên tắc trong cách phòng bệnh cũng như bảo vệ trẻ trước đại dịch trên.
- Đối với bệnh sởi: Giữ vệ sinh nơi ở là cách phòng bệnh hiệu quả, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho mọi người trong gia đình, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày. Trong chế độ ăn cần tăng cường cho bé ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi … nhưng phải mua ở những nơi bán hoa quả có uy tín, đảm bảo, tránh mua hàng trung quốc.
- Đối với bệnh TCM: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc, cách ly với người mắc bệnh. Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, nhiều chất để tăng sức đề kháng cho con.
- Đối với bệnh sốt xuất huyết: Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy, nơi ở cần vệ sinh sạch sẽ. Cần mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.
Việc tuân thủ đúng nguyên tắc phòng và chữa bệnh sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cũng như sự lây lan của các loại bệnh truyền nhiễm đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Nguồn: ytevietnam.net.vn