Thuốc gì trị say tàu xe dành cho cho trẻ em?

Trẻ say tàu xe là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, gây khó chịu và mệt mỏi cho chúng và lo lắng cho cha mẹ mỗi khi ra đường. Tuy nhiên, có một số biện pháp đơn giản để giảm nhẹ tình trạng này...

Ngày 27/04/2024, 02:07:55   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 61

Chứng say tàu xe là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em

1. Nguyên nhân gây say sóng ở trẻ em khi đi tàu xe

Say tàu xe thường phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12, dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính thường liên quan đến sự nhạy cảm của não trẻ với các chuyển động.

Khi trẻ bị say tàu xe, não nhận thông tin đa dạng từ các cơ quan cảm nhận chuyển động như mắt, tai, dây thần kinh và khớp. Ví dụ, khi trẻ ngồi trên xe, mắt cho thấy cơ thể đang ở trạng thái tĩnh lặng, trong khi tai cảm nhận chuyển động điều này tạo ra sự mâu thuẫn thông tin trong não, gây ra cảm giác chóng mặt và buồn nôn.

Ngoài ra, tình trạng tinh thần của trẻ như phấn khích hoặc căng thẳng cũng có thể làm tăng các triệu chứng của say tàu khi trẻ đi trên xe, tàu hoặc máy bay.

2. Sử dụng thuốc chống say sóng an toàn cho trẻ

Theo Dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược cho biết một số loại thuốc được sử dụng để giảm say tàu xe ở trẻ, bao gồm:

Dimenhydrinate (dramamine) và meclizine (bonine): Được sử dụng để giảm kích thích tiền đình và ngăn ngừa say tàu xe. Thường nên sử dụng từ 1 đến 2 giờ trước khi đi xe hoặc thuyền và có thể sử dụng thêm sau 4-6 giờ nếu cần. Cần lưu ý rằng loại thuốc này có thể gây buồn ngủ.

Ondansetron (zofran): Được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị buồn nôn và nôn mửa, mặc dù không trực tiếp ngăn ngừa say tàu xe. Thường hiệu quả khi sử dụng ít nhất 1 đến 2 giờ trước khi đi xe.

Scopolamine: Miếng dán scopolamine có thể duy trì hiệu quả trong 72 giờ và được biết đến với khả năng ngăn ngừa say tàu xe. Nên dán trước khi đi xe khoảng 4 giờ. Tuy nhiên, không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi và có thể gây buồn ngủ và ảnh hưởng tạm thời đến thị lực.

Cyproheptadine (periactin): Là loại thuốc kháng histamine được sử dụng để ngăn ngừa say tàu xe. Hiệu quả tốt nhất khi sử dụng hàng ngày và chỉ dành cho trẻ thường xuyên và nặng bị say tàu xe.

Khi sử dụng thuốc chống say tàu xe cho trẻ, có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, miệng khô, táo bón hoặc khô mắt. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và nếu trẻ gặp bất kỳ triệu chứng nào không bình thường, cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

3. Phòng ngừa chứng say sóng ở trẻ

Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có một số biện pháp giúp trẻ tránh chứng say sóng, bao gồm:

Gừng tươi: Gừng đã được chứng minh là hiệu quả trong việc chống buồn nôn. Trẻ có thể ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc dán một lát gừng tươi lên rốn để giảm buồn nôn và nôn khi đi tàu xe.

Mùi bạc hà: Mùi thơm của bạc hà có thể làm dịu cảm giác khó chịu của trẻ. Trẻ có thể ngậm kẹo bạc hà, ngửi tinh dầu bạc hà, hoặc lá bạc hà để giảm các triệu chứng say sóng.

Tránh trò chơi có chuyển động lắc lư: Hạn chế trẻ tham gia các trò chơi có chuyển động lắc lư, tròn hoặc lặp đi lặp lại.

Hạn chế lái xe ở đoạn đường khó khăn: Tránh lái xe qua các đoạn đường có nhiều dốc, khúc cua.

Giảm thiểu sử dụng sách và điện thoại trong xe: Tránh để trẻ đọc sách hoặc xem điện thoại trong khi di chuyển.

Chọn quần áo thoáng mát: Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ khi đi tàu xe.

Đảm bảo nhiệt độ xe mát mẻ: Luôn duy trì nhiệt độ trong xe ở mức mát mẻ.

Uống đủ nước và hạn chế ăn nhiều trước khi đi tàu xe.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn