- Sau sinh sản dịch như thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường?
- 4 sai lầm mắc phải khi trị táo bón cho trẻ em mãi không khỏi
- 4 cách giảm đau lưng cho mẹ bầu hiệu quả
Cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn để có cách khắc phục
Trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu bú mẹ
Cho bú mẹ theo nhu cầu của trẻ cả ngày và ban đêm. Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Chú ý khi cho trẻ bú cần phải đúng tư thế để giúp cho trẻ bú được dễ dàng bú và ăn được lượng sữa tối đa. Cho trẻ lần lược bú hết 1 bên rồi mới chuyển trẻ sang bên còn lại để trẻ bú được cả sữa đầu và sữa cuối là sữa giàu chất béo giúp cho trẻ tăng cân. Nếu trẻ không chịu ngậm vú khi trẻ có các tình trạng bệnh lý như nấm miệng, viêm miệng…người mẹ cần vắt sữa rồi dùng thìa để giúp trẻ bú thêm.
Ngoài ra, bà mẹ cần hiểu để nhận biết được các dấu hiệu trẻ muốn bú mẹ như: trẻ ngọ ngoạy/ khóc nằm không yên để tìm ti mẹ, mở miệng và quay đầu sang hai bên, mút tay nhiều hơn,…
Đối với trẻ được ăn bổ sung
Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, phong phú và dễ tiêu hóa đồng thời chia ra cho trẻ ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ. Cần thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ, cho ăn những loại thức ăn mà trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều và kích thích sự thèm ăn.
Cần chú trọng trong dinh dưỡng của trẻ bằng cách cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu chất đạm: sữa mẹ, sữa bột công thức, trứng, thịt, cá,… giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng.
Bổ sung thêm dầu/mỡ vào bát bột hay cháo của trẻ ăn để tăng năng lượng cho khẩu phần ăn, ngoài ra còn giúp trẻ kích thích tăng khẩu vị ngon miệng;
Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước ép hoa quả tươi và ăn thêm các loiaj hoa quả để cung cấp đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết cho trẻ.
Cho trẻ ăn nhuyễn kéo dài hoặc ăn thô quá sớm
Giảng viên Cao đẳng Điều Hà Nội chia sẻ: Tâm lý của nhiều bà mẹ thường sợ con trớ, hóc nên cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn quá lâu dẫn đến trẻ không biết nhai mà gặp phải tình trang thường nuốt chửng khi ăn. Tùy vào khả năng của từng trẻ, nên cho trẻ tập nhai bằng cách tăng dần độ thô trong các món ăn của trẻ như tập cho trẻ ăn cháo hạt khi trẻ được được 10 – 12 tháng tuổi, tập cho trẻ ăn cơm khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi.
Trong trường hợp trẻ bị gặp phải tình trang rối loạn tiêu hóa quan trọng nhất là bồi phụ nước, chất điện giải trong trường hợp trẻ bị mất nước và mặc dù trẻ bị tiêu chảy quá trình hấp thu thức ăn có giảm nhưng vẫn hấp thu qua ruột được khoảng 60%, do vậy vẫn phải cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nhịn ăn hay ăn kiêng khem.
Nên cho trẻ ăn đúng bữa, đùng giờ
Một số lưu ý trong liệu pháp dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn
Nên cho trẻ ăn đúng bữa, đùng giờ. Không nên vừa ăn và vừa chơi.
Không nên cho trẻ ăn quà vặt, đặc biệt là các loại bánh kẹo ngọt vào trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ ngang bụng và không có cảm giác đói dẫn đến trẻ sẽ từ chối ăn khi đến bữa chính.
Trẻ biếng ăn do tâm lý nguyên nhân phần lớn do sự thay đổi về môi trường sống gây nên như: đổi người chăm sóc, cách cho ăn, chuyển nhà, chuyển trường,… đột ngột hoặc do những trải nghiệm trẻ gặp phải "đáng ghét" như bị sặc thức ăn, bị bố/mẹ dọa mắng để ép ăn,… Tình trạng trẻ biếng ăn do ảnh hưởng bởi tâm lý thường khó trong việc khắc phục, do đó ngoài việc áp dụng các giải pháp trị biếng ăn, các bậc phụ huynh cần phải nỗ lực và kiên nhẫn để đồng hành cùng trẻ giúp khắc phục tình trạng này.
Trong bữa ăn của trẻ nên tạo không khí vui vẻ, tránh làm cho trẻ cảm thấy áp lực/khó chịu hoặc dọa nạt, ép trẻ làm trẻ sợ khi ăn.
Đối với trẻ biếng ăn do ảnh hưởng bởi bệnh lý: Khi thấy bé nhà mình gặp phải tình trạng ngại nhai/nuốt, bố mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có các biểu hiện bất thường gì hay không như là: viêm amidan, viêm nướu, lở miệng, mọc răng hoặc là nấm lưỡi,…. Khi bị bệnh, trẻ thường không có hứng thú với việc ăn uống. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa… chia thành nhiều bữa nhỏ và theo dõi xem tình trạng biếng ăn của trẻ có cải thiện hay không.
Vận động thể lực thường xuyên tầm 30 phút mỗi ngày giúp trẻ tiêu hao năng lượng sẽ nhanh đói hơn và ăn được ngon miệng hơn.
Bố mẹ cũng cần lưu ý thêm về việc cơ thể trẻ bị thiếu hụt các vi chất quan trọng như kẽm, sắt, lysine… vì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Do vậy nên cho trẻ ăn bổ sung các loại thức ăn, thực phẩm giàu các thành phần vi chất trên hoặc cho trẻ sử dụng bổ sung các sản phẩm mà trong thành phần có chứa kẽm, sắt, lysine, các loại vitamin B…
Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ