Phương pháp điều trị tiểu dầm ở trẻ hiệu quả nhất

Trẻ nhỏ tiểu dầm vào ban đêm là điều không tránh khỏi, tuy nhiên làm thể nào để ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả nhất lại là điều không phải ai cũng biết?

Ngày 06/04/2018, 06:17:50   Tác giả :     Lượt xem: 3323

Tiểu dầm là hiện tượng thoát nước tiểu không tự chủ khi ngủ xảy ra ở trẻ trên 6 tuổi. Khoảng 5-10% trẻ 7 tuổi còn tiểu dầm vào ban đêm, và hiện tượng này có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên, thậm chí đến tuổi trưởng thành. Trẻ trai thường bị nhiều hơn trẻ gái và có khuynh hướng di truyền trong gia đình.

Phương pháp điều trị tiểu dầm ở trẻ hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị tiểu dầm ở trẻ hiệu quả nhất

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Việt Phương – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết các xét nghiệm cần thiết nên làm khi trẻ bị tiểu dầm?

Trả lời:

Cha mẹ khi nuôi dạy trẻ cần phải hiểu tểu dầm được gọi là nguyên phát khi trẻ tiểu dầm từ nhỏ và không có giai đoạn ngừng tiểu dầm. Tiểu dầm thứ phát khi trẻ có giai đoạn đã ngừng tiểu dầm trên 6 tháng.

Xét nghiệm thường qui: Tổng phân tích nước tiểu. Siêu âm bụng: tìm bất thường trong ổ bụng và hệ niệu.

Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: Chức năng thận: Nếu nghi ngờ suy thận. Cấy nước tiểu: nghi ngờ nhiễm trùng tiểu. Đường huyết: Khi nghi tiểu đường. Áp lực thẩm thấu máu, áp lực thẩm thấu nước tiểu: khi nghi đái tháo nhạt.

Chẩn đoán xác định

Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát: Khi trẻ tiểu dầm không kèm theo rối loạn đi tiểu khác và không có thời gian ngừng tiểu dầm trên 6 tháng.

Tiểu dầm không đơn thuần: Khi trẻ tiểu dầm có kèm theo các rối loạn đi tiểu khác. Tiểu dầm thứ phát: Khi trẻ tái phát tiểu dầm sau giai đoạn ngừng tiểu dầm ít nhất 6 tháng.

Hỏi: Tiểu dầm được phân loại như thế nào?

Trả lời:

Phân loại dựa vào thể tích bàng quang ước lượng và nhật ký đi tiểu 24 giờ: Dung tích bàng quang ước lượng = 30 + 30 x tuổi (ml).

Tiểu dầm được phân loại như thế nào

Tiểu dầm được phân loại như thế nào

  • Tiểu dầm do tăng lượng nước tiểu vào ban đêm: Lượng nước tiểu vào ban đêm lớn hơn 130% so với dung tích bàng quang ước lượng theo tuổi. Thể tích bàng quang tối đa ban ngày lớn hơn 70% so với dung tích bàng quang ước lượng.
  • Tiểu dầm do dung tích bàng quang nhỏ: thể tích bàng quang tối đa nhỏ hơn 70% so với dung tích bàng quang ước lượng.

Hỏi: Cần dựa vào các yếu tố nào để đánh giá đáp ứng điều trị?

Trả lời:

Chẩn đoán đáp ứng điều trị dựa vào số đêm tiểu dầm trong tuần:

  • Không đáp ứng: Nếu tiểu dầm giảm dưới 50%.
  • Đáp ứng một phần: Nếu tiểu dầm giảm từ 50% đến 89%.
  • Đáp ứng: Nếu tiểu dầm giảm trên 90%.
  • Đáp ứng hoàn toàn: Nếu tiểu dầm giảm 100% hoặc ít hơn 1 lần tiểu dầm/tháng.

Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị tiểu dầm là gì và có thể áp dụng các biện pháp nào để điều trị bệnh?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

  • Tiểu dầm thứ phát: Tìm và điều trị nguyên nhân.
  • Tiểu dầm nguyên phát: Áp dụng các bước điều trị sau.

Điều trị không dùng thuốc

Khuyến khích, khen thưởng trẻ những đêm trẻ không tiểu dầm. Không la mắng, chọc ghẹo trẻ khi trẻ tiểu dầm. Hạn chế uống nước vào ban đêm: hướng dẫn trẻ uống 40% tổng lượng dịch vào buổi sáng, 40% vào buổi trưa và chỉ 20% từ sau 5 giờ chiều. Cho trẻ đi tiểu ngay trước khi đi ngủ. Cho trẻ ăn nhiều rau, trái cây, đủ chất dinh dưỡng để hạn chế tình trạng táo bón. Hướng dẫn luyện tập bàng quang: dành cho trẻ có dung tích bàng quang nhỏ hơn 70% so với lứa tuổi. Phương pháp: tập cho trẻ biết nhịn tiểu càng lâu càng tốt khi bé bắt đầu có cảm giác mắc tiểu. Ghi nhận lại lượng nước tiểu sau mỗi tuần tập luyện.

Phương pháp báo thức (mức độ chứng cứ Ia)

Cho trẻ đeo máy có bộ phận cảm biến với nước tiểu lúc ngủ (nếu có điều kiện): Khi xuất hiện vài giọt nước tiểu đầu tiên, bộ phận cảm biến sẽ báo động để trẻ có thể thức dậy tự đi tiểu. Phương pháp này cần sự nỗ lực của trẻ và sự hỗ trợ tích cực của cha/mẹ để giúp trẻ thức dậy đi tiểu. Chỉ được đánh giá thất bại sau sử dụng ít nhất 2 tháng. Nếu đáp ứng điều trị, cần tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt được 14 đêm liên tục không tiểu dầm. Sau đó, tập cho trẻ uống thêm một lượng nước trước khi đi ngủ và tiếp tục sử dụng báo thức. Nếu vẫn không tiểu dầm sau 1 tháng uống nước trước khi ngủ, lúc đó mới được ngừng sử dụng báo thức. Trong trường hợp không có máy báo thức, có thể sử dụng đồng hồ báo thức giúp trẻ thức dậy đi tiểu.

Buổi tối trước khi đi ngủ hạn chế cho trẻ uống nước

Buổi tối trước khi đi ngủ hạn chế cho trẻ uống nước

Điều trị dùng thuốc

Sử dụng thuốc tân dược Desmopressin (mức độ chứng cứ Ia)

Chỉ định: Khi thất bại với phương pháp báo thức và có bằng chứng tăng lượng nước tiểu về đêm. Liều Desmopressin uống: 0,2 g/ngày, có thể tăng liều mỗi tuần đến 0,6 g/ ngày. Uống trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 giờ. Nếu đạt hiệu quả sau 2 tuần, giảm liều còn 0,1g. Thời gian điều trị: từ 1 – 3 tháng.  Tác dụng phụ: hạ Na máu, ngộ độc nước, nhưng hiếm gặp. Phòng ngừa bằng cách chỉ cho trẻ uống tối đa 200 ml vào ban đêm.

Điều trị thuốc anticholinergic (mức độ chứng cứ Ib)

Sử dụng cho trẻ có dung tích bàng quang nhỏ theo tuổi. Liều dùng: Oxybutinin 5 mg trước khi đi ngủ. Sau đó giảm liều dần mỗi 3 tháng cho đến khi trẻ hoàn toàn không còn tiểu dầm. Trước khi quyết định điều trị thuốc anticholinergic, cần điều trị táo bón và loại trừ tình trạng nước tiểu tồn lưu, siêu âm đánh giá nước tiểu tồn lưu. Tác dụng phụ: táo bón, nhiễm trùng tiểu do nước tiểu tồn lưu, khô môi, khô da,…

Điều trị thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Sử dụng nếu thất bại với tất cả các biện pháp trên.

Hy vọng với những chia sẻ trên của bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã có thêm những kiến thức về biện pháp điều trị tiểu dầm ở trẻ.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn