- Những sai lầm của mẹ khi chăm sóc và nên chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
- Những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
- Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đồng loạt "tấn công" trẻ nhỏ
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời
Cho trẻ bú sớm
Cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh là điều các mẹ nên làm vì như thế sẽ giúp giữ ấm cho trẻ và trẻ được dễ thở. Việc bú lúc này cũng khiến trẻ có thể ngậm bắt vú dễ dàng và giúp mẹ con thấy gần gũi với nhau hơn. Bên cạnh đó việc bú sớm còn giúp trẻ tập bú mẹ khi vú mẹ còn mềm và giúp co hồi tử cung mẹ, giúp mẹ giảm mất máu.
Cho trẻ bú sữa non. Sữa non là loại sữa có màu vàng và đặc rất tốt cho sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. Sữa non giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh, đào thải phân su để trẻ bớt bị vàng da sau sinh. Tuy nhiên hiện nay nhiều bà mẹ phải sinh mổ nên việc gần con sau khi sinh là điều khá khó khăn. Vì vậy việc hạn chế tỉ lệ sinh mổ là điều rất cần lưu ý đối với các sản phụ và các y bác sĩ chuyên khoa sản.
Một điều đặc biệt lưu ý là sau khi sinh mẹ tuyệt đối không cho con uống bất cứ một loại nước hay thuốc gì vì như thế sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Mặc dù sữa mẹ luôn được khuyến cáo là thức ăn tốt nhất cho trẻ và nó giống như một loại vacxin giúp con tăng sức đề kháng cũng như chống lại được nhiều loaị bệnh tật. Nhưng vì một vài lý do nào đó mà nhiều trẻ nhỏ không thể bú sữa mẹ mà thay vào đó là những loại sữa công thức. Nhưng để đảm bảo sức khỏe của con mẹ nên cố gắng để con được hưởng những giọt sữa mát lành dù là ít nhất.
Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhưng với điều kiện mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé gây khó khăn trong việc chăm sóc con và cho con bú. Mẹ thiếu dinh dưỡng có thể hạn chế khối lượng và chất lượng sữa, giảm nguồn cung cấp thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ, là nguyên nhân suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cho trẻ. Vì vậy lưu ý mẹ không nên ăn uống kiêng khem mà cần ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ đạm, béo, chất bột, vitamin và khoáng chất.
Thực đơn cho trẻ nhỏ khi bắt đầu ăn dặm
Mẹ cần được ăn uống đúng cách
Trong thời gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ các mẹ bỉm sữa cần chú ý trong chế độ ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hạn chế tối đa việc ăn đồ cay nóng, đồ tanh như thế sẽ làm chất lượng sữa bị ảnh hưởng khiến trẻ bú vào bị đầy bụng và đi ngoài. Một ngày các mẹ cần duy trì từ 4 – 6 bữa ăn, 3 bữa ăn chính và 3 bữa phụ có như thế mới đảm bảo lượng sữa cần thiết cho trẻ.
Sau 6 tháng đầu trẻ cần được ăn thêm các thức ăn bổ sung thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.
Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ cần cho thêm các loại dầu như dầu mè, dầu vừng, dầu lạc, như thế vừa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
Việc tuân thủ đúng chế độ ăn uống giúp con phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện cũng như tăng sức đề kháng để chống lại nhiều loại bệnh tật.
Nguồn: ytevietnam.net.vn