- Cảnh báo bệnh giang mai có thể gây tử vong cho con người
- Cách điều trị bệnh giang mai cho bệnh nhân
- Cách điều trị bệnh lậu hữu hiệu nhất cho cả nam và nữ
Y học cổ truyền giải thích nguyên nhân hiện tượng khó đẻ
Theo Hải Thượng Lãn Ông, có 7 nguyên nhân sinh ra chứng khó đẻ:
Vì nhàn rỗi quá
Đàn bà có thai có nhờ huyết để nuôi dưỡng, nhờ khí để hỗ trợ, nên thường phải hoạt động thì khí huyết với lưu thông, bào thai mới hoạt động, tối kỵ ngồi lâu, nằm lâu, làm cho khi không vận chuyển, huyết không lưu thông thai sẽ bị ngưng trệ. Thường thấy đàn bà nông thôn, làm lụng khó nhọc, đột nhiên đau bụng giữa đường là đẻ ngay.
Vì Bồi dưỡng nhiều quá
Thai to hay bé là do khí của mẹ, mẹ thích ăn gì thì con hưởng thức ấy, nếu ăn bừa bãi những thức ăn ngon béo không biết dè miệng thì thai sẽ to mà khó đẻ, thường thấy đàn bà ăn uống kham khổ thì sinh đẻ lại dễ dàng, tốt cho cả mẹ và bé.
Vì Bồi dưỡng nhiều quá
Vì ham dâm dục
Ngày xưa, đàn bà khi có thai thì phải ở buồng riêng, không nằm chung với chồng, vì dâm dục là điều tối kỵ Thai ở trong dạ con đều nhờ khí huyết của mẹ nuôi dưỡng, hễ yên tĩnh thì thần tăng, dục tỉnh dấy lên thì hỏa động ở trong làm hao tổn khí huyết. Ba tháng trước nếu phạm thì thai dễ động thường dễ xảy, ba tháng sau phạm phải thì lá nhau dày quá mà sinh khó đẻ hoặc thai khí tiết lậu, đẻ con ra phần nhiều là béo bệu, không sống lâu, hoặc bị bệnh sang độc, đậu độc, khó chữa,
Vì hoài nghi lo sợ
Người đời nay tuy lòng tha thiết mong có con mà cách bảo vệ thai thì rất sơ sài, hoặc đi bói toán, cầu cúng, hoặc nghe nói đến sự tai biến về đẻ thì thường để tâm lo sợ, lòng thấp thỏi kinh hãi, cũng sinh ra khó dẻ.
Vì tính nhút nhát
Bà bầu đẻ con so, tinh thần nhút nhát sợ sệt, cửa mình chưa nở mà lại khom lưng không chịu duỗi ra, cứ xoay chuyển ngừa nghiêng mà con không ra được. Lại có người đã đứng tuổi sinh đẻ nhiều lần khí hư huyết kém, đẻ cũng khó khăn.
Vì đuối sức
Vì quá sợ hoảng hốt
Có một số bà mẹ ngu xuẩn không xét rõ đẻ dối hay đẻ thực, mới thấy đau bụng đã vội bảo cố rặn, sản phụ không tự chủ được chỉ biết nghe theo, do đó sinh ra sinh ngang đẻ nước, mẹ con đều tổn thương là do quá hoảng hốt mà sinh ra!
Vì đuối sức
Y học cổ truyền cho rằng, khi thai chưa muốn ra mà sản phụ đã rặn sớm quá, đến lúc thai muốn ra thì sức mẹ đã đuổi, khiến thai phải ngừng lại, do đó mà cửa mình sẽ bị khô sát, đẻ cũng khó khăn.
Trên đây là những nguyên nhân đẻ khó do Hải Thượng Lãn Ông nêu ra, đối với đời nay vẫn thực là cần thiết. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã nắm được những điều cần lưu ý trong quá trình mang thai và sinh đẻ.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn