Bệnh giang mai là căn bệnh do xoắn trùng treponema pallidum gây ra đây là bệnh nhiễm khuẩn hệ thống kinh diễn. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nhưng nếu đã chuyển sang giai đoạn cuối sẽ rất khó điều trị.
- Cảnh báo bệnh giang mai có thể gây tử vong cho con người
- Cách điều trị bệnh lậu ở nam giới như thế nào?
- Cách điều trị bệnh lậu hữu hiệu nhất cho cả nam và nữ
Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua đường nào?
Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội phổ biến để lại nhiều hệ lụy cho xã hội đặc biệt bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua 2 con đường đó là lây qua đường tình dục, truyền máu hoặc do giang mai bẩm sinh con bị nhiễm từ khi ở trong bụng mẹ.
Bệnh giang mai dễ dàng lây nhiễm cho con người
Để điều trị bệnh giang mai cần phải nắm rõ các giai đoạn phát triển của bệnh. Thông thường để phát hiện ra bệnh rất khó đặc biệt ở giai đoạn sớm các biểu hiện không rõ rệt, không gây đau ngứa và sẽ tự lặn sau khoảng 2-4 tuần nên bệnh nhân thường chủ quan.
Mỗi một giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau nên khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Bệnh giang mai chia ra làm 2 thời kì đó là giang mai giai đoạn sớm và muộn.
- Giang mai giai đoạn sớm bao gồm: Giang mai thời kỳ I, II, và giai đoạn kín sớm.
- Giang mai giai đoạn muộn: Giai đoạn kín muộn, giang mai III, giang mai thần kinh và tim mạch.
Đặc điểm của bệnh giang mai qua từng thời kỳ
Giang mai thời kỳ đầu: Bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3-4 tuần hoặc có thể lâu hơn. Lúc này bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như săng giang mau chính là các xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Các vết săng sẽ có những đặc điểm màu đỏ, hình tròn, hình bầu dục, không ngứa, đau không có bờ, giới hạn rõ ràng, sạch, đáy rắn. Các triệu chứng gần như viêm da nên bệnh nhân sẽ chủ quan, ngoài ra sẽ có nổi hạch rắn ở các vùng như bẹn, nách nhưng không đau, không gây mủ. Thông thường săng giang mai sẽ nổi tập trung ở bộ phận sinh dục.
Giang mai thời kỳ II: Sau khi đã xâm nhập vào cơ thể cũng như có biểu hiện bệnh, giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn 2 và tiến triển trong vòng 2 năm. Lúc này các xoắn khuẩn sẽ lan khắp cơ thể như tổn thương da, niêm mạch với các triệu chứng toàn thân.
Biểu hiện ở da: Xuất hiện các dạng tổn thương, không gây đau, ngứa, có hình dạng đối xứng đa dạng. Chúng giống như các nốt sần, vẩy da, đào ban, dát … hoặc ở lòng bàn tay bàn chân sẽ có các tổn thương, có các sẩn phì đại ở những vùng da ẩm như sinh dục, hậu môn.
Bệnh nhân sẽ bị tổn thương niêm mạc như họng, miệng, hậu môn, sinh dục. Ngoài ra còn có các hạch nhỏ, lan tỏa toàn thân, không đau, cơ thể sẽ sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, sưng khớp, rụng tóc…
Bởi vậy để phát hiện ra bệnh giang mai người bệnh phải đi thực hiện các xét nghiệm máu chứ không thể chẩn đoán qua các biểu hiện lâm sàng.
Giang mai thời kỳ III: Bệnh sẽ có thời gian phát triển từ năm thứ 3 chúng sẽ phát triển trong vòng hàng chục năm. Ở giai đoạn này các xoắn khuẩn sẽ gây nên các tổn thương về da, các tổ chức dưới da, xương cơ khớp, thần kinh, hệ tim mạch…
Cách điều trị giang mai ở từng giai đoạn
Sau khi đã phát hiện ra bệnh và chẩn đoán bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh các bác sĩ sẽ có cách điều trị giang mai tốt nhất.
- Với bệnh giang mai ở giai đoạn sớm dưới 2 năm: Giai đoạn này sẽ gồm các thời kỳ I, II, giang mai kín sẽ sử dụng benzathine benzylpenicillin, tiêm bắp 1 lần duy nhất.
Cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh giang mai
- Thuốc có khối lượng lớn nên sẽ được chia ra 2 mũi tiêm ở 2 bên mông.
- Hoặc dùng thuốc thay thế procaine benzylpenicillin, tiêm bắp trong 10 ngày liên tiếp.
Các chuyên gia y tế cho biết nếu thuốc điều trị không hiệu quả bệnh nhân sẽ thay thế phác đồ điều trị giang mai, đồng thời theo dõi huyết thanh bệnh nhân để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
Điều trị giang mai kín muộn trên 2 năm nhưng không có các biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc như sau:
- Thuốc điều trị benzathine benzylpenicillin, tiêm bắp 1 lần/tuần x 3 tuần liên tiếp. Hoặc dùng thay thế thuốc procaine benzylpenicillin, tiêm bắp 1 lần/ngày x 20 ngày liên tiếp.
- Điều trị giang mai thần kinh: dùng aqueous benzylpenicillin, tiêm tĩnh mạch 6 lần/ngày, trong 10-14 ngày.
- Bên cạnh đó dùng thuốc thay thế như procain benzylpenicillin, tiêm bắp 1 lần/ngày và probenecid uống 4 lần/ngày, cả hai trong 10-14 ngày. Trong quá trình điều trị bệnh bệnh nhân cần phải hợp tác điều trị cũng như sử dụng đúng thuốc kê đơn của bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn