Cảnh báo bệnh giang mai có thể gây tử vong cho con người

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội được xếp vào hàng nguy hiểm nhất, bệnh cực kì phổ biến với số ca nhiễm bệnh hàng năm ngày càng cao.

Ngày 16/03/2018, 01:55:02   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1775

Bệnh giang mai được lịch sử y học ghi nhận từ 400 năm trước nhưng hiện nay căn bệnh này vẫn chưa thể đẩy lùi thậm chí còn lây lan với tốc chóng mặt trong xã hội hiện đại.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất trong các căn bệnh như bệnh lậu, sùi mào gà, HIV,…bệnh có khả năng lây lan nhanh qua con đường tình dục không an toàn. Các chuyên gia Y tế nhận định bệnh giang mai gây ra các hệ lụy xấu về sức khỏe, cả tinh thần lẫn thể chất cho con người đồng thời là gánh nặng cho xã hội.

Những biểu hiện ban đầu của bệnh giang mai

Những biểu hiện ban đầu của bệnh giang mai

Bệnh giang mai có những giai đoạn phát triển nào?

Bệnh giang mai được chia ra 3 giai đoạn phát triển, ở mỗi thời điểm bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau nên tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định và phác đồ điều trị giang mai phù hợp nhất.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1

Khi mới bắt đầu phát triển bệnh giang mai sẽ dễ dàng điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn cũng như không để lại các di chứng cho bệnh nhân. Kể từ khi cơ thể bị nhiễm khuẩn giang mai bệnh nhân sẽ có thời gian ủ bệnh từ 10-90 ngày hoặc bệnh có thể phát triển sau 3 tuần lây nhiễm.

Lúc này bệnh nhân sẽ nhận thấy các dấu hiệu trên cơ thể như có các hình tròn được gọi là săng giang mai hoặc hình bầu dục có màu đỏ nhẵn, nông, không có mủ, không đau, không ngứa ngáy. Các hạch dày sẽ nổi lên ở 2 bên bẹn, cứng nhưng không gây đau cho bệnh nhân. Chính vì vậy các bệnh nhân thường chủ quan không  chú ý đến các biểu hiện bệnh giang mai.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở đàn ông: Đối với nam giới các săng giang mai sẽ phát triển ở bộ phận sinh dục như bao quy đầu, lỗ sáo, bìu, hậu môn, rãnh quy đầu hoặc ở môi, miệng, lưỡi… do quan hệ bằng đường miệng.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới: Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới sẽ khác hơn so với nam. Chúng diễn ra âm thầm, kín đáo khó phát hiện hơn với các biểu hiện săng giang mai mọc ở cổ tử cung, âm đạo, môi bé, môi lớn, âm hộ, hậu môn, lưỡi, miệng…

Đa số bệnh nhân mắc bệnh giang mai thường chủ quan vì bệnh không gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu và sau khoảng 2-6 tuần các triệu chứng bệnh sẽ mất đi. Thực chất bệnh đang chuyển sang giai đoạn 2 chứ không phải bệnh tự khỏi mặc dù chưa điều trị nên khi bệnh nhân phát hiện ra thường bệnh đã rất nặng. Bởi vậy đây là căn bệnh xã hội không thể chủ quan, nếu nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện bệnh sớm nhất.

Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn 2

Nếu không được điều trị từ giai đoạn 1 bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 sau 4-10 tuần bệnh sẽ có các dấu hiệu triệu chứng như: Nổi các nốt ban đỏ màu hồng hoặc tím đối xứng nhau ở khắp các bộ phận cơ thể như lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, chân. Bệnh nhân vẫn không có cảm giác đau ngứa ngáy, không nổi trên bề mặt da. Nếu dùng tay ấn vào nốt đỏ sẽ biến mất, chúng không bị bong tróc, tróc vảy.

Ngoài ra bệnh nhân có thể bị nổi các vết phỏng, loét, mảng sần trên bề mặt da có kèm theo dịch nước. Chúng dễ bị vỡ nếu co xát mạnh, đây cũng là con đường lây lan nhanh chóng cho người khác thông qua tiếp xúc, đụng chạm,dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày.

Đi kèm với các hiện tượng nổi ban bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn 2 sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, sốt toàn thân, sụt cân, nổi hạch ở nách, bẹn, cổ, kém ăn… thậm chí có thể bị rụng tóc, xương khớp đau nhức, viêm giác mác. Tất cả các triệu chứng này sẽ biến mất sau 3-6 tuần và chuyển sang giai đoạn 3.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ không thể điều trị dứt điểm

Bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ không thể điều trị dứt điểm

Giang mai ở giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối bệnh giang mai sẽ phát triển chậm hơn từ 3-15 năm sau khi bị nhễm khuẩn. Tuy nhiên bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn cuối sẽ không thể điều trị dứt điểm và nguy cơ đột quỵ, liệt người, động kinh, hoạt tử, động mạch chủ bị phình, điếc, mù lòa, thần kinh… sẽ khiến bệnh nhân bị tử vong.

Bởi ở giai đoạn cuối vi khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các khu trú trên cơ thể người hình thành nên 3 loại giang mai chính:

  • Giang mai thần kinh: Khuẩn giang mai sẽ tấn công vào hệ thần kinh gây ra những tổn thương ở thần kinh con người.
  • Giang mai tim mạch: Dễ gặp các biến chứng như phình động mạch trương hợp này cực kì nguy hiểm sau 10-30 năm mắc bệnh, tuổi thọ của bệnh nhân sẽ bị rút ngắn.
  • Củ giang mai: Xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi..

Ở giai đoạn cuối bệnh sẽ không thể lây nhiễm cho những người khác nhưng sức khỏe bệnh nhân giảm sút nhanh chóng và để lại nhiều hệ lụy cho con người.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn