-
Tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý cho bệnh nhân Parkinson
-
Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
-
Tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người mắc bệnh viêm gan
Với bộn bề lo toan, có rất nhiều lý do khiến chúng ta không vui. Sự khác biệt giữa tâm trạng không vui và trầm cảm thường rất khó phân biệt. Các tình trạng trầm cảm nặng thường kéo dài ít nhất hai tuần và có các triệu chứng như: cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú, cũng như niềm vui với bất cứ hoạt động nào, thay đổi giấc ngủ, chán ăn, khó tập trung, cảm thấy không có động lực…
Trầm cảm căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai
Trầm cảm có thể do nguyên nhân nào gây ra?
Theo thầy Trần Anh Tú giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng trầm cảm như: Tình trạng thiếu ngủ kéo dài, dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội. Tác dụng phụ của thuốc tân dược như sử dụng thuốc điều trị mãn kinh, thuốc điều trị trứng cá nặng, thuốc điều trị mất ngủ… Bên cạnh đó trầm cảm còn đến từ yếu tố di truyền, nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
Mất cân bằng tâm lý do căng thẳng, stress kéo dài, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.Yếu tố nội tiết, sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ… đều được cho là những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm.
Khi bị trầm cảm con người ta có nhiều dấu hiệu bất thường cũng như cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống
Dấu hiệu nhận biết bản thân đang mắc chứng trầm cảm
Theo thầy Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết, nếu bạn vừa trải qua một chuyện buồn, hoặc cảm thấy cuộc sống hằng ngày có quá nhiều áp lực, điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Nhưng nếu tình trạng trên kéo dài trong một thời gian, nỗi buồn của không có dấu hiệu thuyên giảm, dần cảm thấy mệt mỏi hơn và không tìm được niềm vui trong cuộc sống, có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân điều đó có nghĩa bạn đang mắc chứng trầm cảm và bạn cần được giúp đỡ.
- Cảm thấy buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng
- Thói quen ăn uống bị đổi, liên tục sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân bất thường. Việc tiêu thụ đồ uống hoặc chất gây nghiện tăng.
- Thay đổi giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ trong mooit thời gian dài.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn để có động lực làm việc gì
- Mất hứng thú với những người khác hay những hoạt động xung quanh.
- Dễ bị kích động hay nổi nóng, gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch
- Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ bề ngoài.
- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình
Trong xã hội hiện đại chứng trầm cảm thường rất dễ gặp và hình thành ở bất cứ ai. Vì thế khi có những dấu hiệu bất thường và thể chất cũng nhưu lối suy nghĩ chúng ta cần đến ngay bệnh viện để tìm gặp bác sĩ điều trị tâm lý. Việc để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn.
Nguồn: ytevietnam.net.vn