Hiện nay, bệnh rối loạn tiêu hóa ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh thường xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động quá tải do chế độ ăn không hợp lý, nhịn ăn hay ăn quá no, hoặc cũng có thể là do thực phẩm không đảm bảo an toàn. Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, biếng ăn, bụng đầy hơi, đau bụng và sốt về chiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
- Mật gấu là gì? tác dung cây mật gấu
- Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất
- Phác đồ điều trị dị ứng thuốc cho bệnh nhân
Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn tới việc điều trị chứng bệnh này. Dinh dưỡng phù hợp sẽ làm chứng bệnh ngày một thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Cùng trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý cũng như những loại thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý?
Trả lời:
Những cơn đau bụng kéo dài kèm theo sự thay đổi trong thói quen đại tiện ở người bị rối loạn tiêu hóa tuy không gây ra những ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng đủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, xao nhãng trong công việc. Với một chế độ ăn uống đúng cách bạn sẽ giảm được những triệu chứng khó chịu trên, từng bước đẩy lùi chứng bệnh này. Bên cạnh đó, thức ăn cần phải chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh và độ chín, không ăn những thức ăn chế biến dạng tái, gỏi vì những loại thức ăn này dễ gây chướng bụng đầy hơi, nên chia nhỏ bữa sao cho số lượng vừa đủ, đảm bảo đều đặn hàng ngày.
Tránh ăn những thức ăn lạ mà cơ thể chưa quen, đảm bảo nóng giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng. Tuyệt đối không uống rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác. Và một điều hết sức quan trọng là khi thấy có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết người bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn những thực phẩm như thế nào để bệnh mau khỏi hơn?
Trả lời:
Một chế độ ăn uống tốt hợp vệ sinh không những giúp người bệnh mau phục hồi mà còn hỗ trợ con người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân mắc bệnh chuyên khoa rối loạn tiêu hóa nên ăn, bên cạnh việc tốt cho sức khỏe còn góp phần hỗ trợ điều trị bệnh:
Rối loạn tiêu hóa gây ra sự mệt mỏi
- Ăn nhiều trái cây: Có rất nhiều loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là ổi và chuối. Ổi chứa nhiều vitamin C và chất chát làm êm dịu đường ruột. Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.
- Uống nhiều nước: Với những người bình thường mỗi ngày nên uống 2 lít nước để hỗ trợ đường tiêu hóa. Trường hợp với những người mắc bệnh tiêu hóa thì nên uống từ 2,5 – 3 lít nước uống trên ngày, nên uống vào lúc đói hoặc buổi sáng sớm là tốt nhất. Uống nước khoáng có chứa nhiều kali hoặc magiê thì càng tốt.
- Ăn các loại thịt trắng: Bổ sung thêm vào thực đơn các loại thịt trắng như thịt gà, đậu hũ… các loại thực phẩm này rất giàu chất đạm vừa cung cấp chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
- Sữa chua: Nếu dễ bị tiêu chảy vì sữa tươi nên thay thế bằng sữa chua để kích thích tiêu hóa. Thực đơn của người bị rối loạn tiêu hóa nên có sữa chua, chuối già và khoai lang để cung cấp kalium và vitamin B6 cho cơ thể.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa nên kiêng những loại thực phẩm gì để tránh tình trạng bệnh nặng thêm?
Trả lời:
Khi hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, đường ruột của người bệnh khá nhạy cảm thậm chí các thức ăn khi ăn đều có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Với một số thể trạng cơ thể khác nhau, tùy theo triệu trứng xuất hiện và từng bệnh lý khác nhau mà chế độ ăn kiêng của mỗi người cũng có thể khác nhau.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Đối với những người thường mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì không nên dùng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la các loại thực phẩm này làm tăng acid trong dạ dày, làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
- Tránh các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao. Đồng thời bạn cũng nên chia làm nhiều ăn bữa nhỏ trong ngày, để cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác, không nên sử dụng các loại thực phẩm từ sữa, những thực phẩm không mang đến giá trị dinh dưỡng.
Là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi thấy rằng trên thực tế hiện tượng rối loạn tiêu hóa không đáng nghiêm trọng khi có thể điều trị khỏi dễ dàng bằng nhiều biện pháp đơn giản. Tuy nhiên khuyến cáo mọi người không nên chủ quan bởi căn bệnh này nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, ruột …
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động phù hợp với sức khỏe, khí công dưỡng sinh…cũng là những biện pháp tốt giúp cho việc tiêu hóa ở người cao tuổi được dễ dàng.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn