- Cảnh báo bệnh giang mai có thể gây tử vong cho con người
- Cách điều trị bệnh giang mai cho bệnh nhân
- Cách điều trị bệnh lậu hữu hiệu nhất cho cả nam và nữ
Vòng tránh thai là gì?
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển với nhiều những lo toan trong cuộc sống và để có điều kiện chăm sóc cho con cái được chu đáo hơn, nhiều cặp vợ chồng đã sử dụng các biện pháp tránh thai để hạn chế việc có thai ngoài ý muốn. Rất nhiều biện pháp tránh thai đã được sử dụng như uống các loại thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai, sử dụng bao cao su... Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau phù hợp với từng đối tượng phụ nữ, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản giới tính sau này. Một trong biện pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi là vòng tránh thai bởi tính tiện dụng và kinh tế của nó.
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai chính là một dụng cụ tử cung được đặt vào trong buồng tử cung của người phụ nữ để ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Có 2 thế hệ vòng tránh thai:
- Vòng tránh thai thế hệ 1: Làm từ sợi chỉ tơ tằm hay là catgut, polyetylen, chất dẻo, hay inox có nhiều hình dạng, hiện nay không sử dụng
- Vòng tránh thai thế hệ 2: Là loại có chứa đồng hoặc hormone Progestin, có hình dáng là chữ T, hình cánh cung. Đây là loại được dùng phổ biến hiện nay.
Cơ chế tránh thai của vòng
Vòng tránh thai sẽ tạo môi trường kiềm chế sự phát triển của phôi, ngăn cản phôi bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Bên cạnh đó các tế bào bạch cầu, bám trên bề mặt của vòng tránh thai sẽ ngăn cản, phá hủy sự làm tổ của phôi. Còn đối với vòng tránh thai được làm bằng chất liệu nhự dẻo, thì các tế bào bạch cầu đa nhân xuất hiện tại niêm mạc sẽ cản trở sự làm tổ của phôi và đẩy phôi ra khỏi tử cung cùng với kinh nguyệt.
Quy trình đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thái có gắn đồng: Tạo điều kiện cho enzym tham gia đục thủng lớp niêm mạc tử cung không cho phôi thai làm tổ được đồng thời đồng làm thay đổi chất nhầy trong âm đạo gây khó khăn cho sự di chuyển của tinh trùng, cản trở tinh trùng gặp trứng.
Loại vòng tránh thai có chứa hormone progestin như Medroxy progesteron acetat hoặc Lenovorgestrel sẽ làm tăng tiết niêm dịch tạo độ quánh dính ở cổ tử cung cản trở sự di chuyển của tinh trùng làm tinh trùng khó gặp được trứng để thụ tinh.
Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai?
Ưu điểm:
- Có khả năng tránh thai cao.
- Dễ sử dụng: Có thể tháo ra đặt vào một cách dễ ràng.
- Dễ dàng ổn định trong buồng tử cung.
- Dễ kiếm, giá thành rẻ.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh như: Viêm vùng chậu, mất máu nhiều khi hành kinh, bệnh xã hội.
- Tạo cảm giác thoải mái, không ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng.
- Ít gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.
Nhược điểm:
- Vài chu kỳ sau khi đặt vòng có thể thấy hiện tượng rong kinh, rong huyết.
- Thời gian đầu có thể ra nhiều khí hư .
- Đau lưng, đau bụng.
- Dễ viêm nhiễm.
- Có thai ngoài tử cung.
- Thủng tử cung do vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung, nguy cơ dính thai.
Cần lưu ý gì trước khi đặt vòng tránh thai?
Phải thăm khám phụ khoa trước khi đặt vòng để đảm bảo bạn không bị viêm nhiễm phụ khoa. Nếu có cẩn phải điều trị dứt điểm sau đó mới có thể đặt vòng. Trong suốt thời gian mang vòng nếu thấy có một số biểu hiện bất thường như ra nhiều khí hư màu vàng xanh, mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy vùng âm hộ, đau bụng, đau lưng nhiều và tăng dần cần thông báo cho cán bộ y tế để được tư vấn, điều trị
Cần lưu ý gì trước khi đặt vòng tránh thai?
Những trường hợp không được đặt vòng tránh thai:
Phụ nữ chưa có con không nên đặt vòng tránh thai vì có thể gây viêm nhiễm âm đạo, tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau
- Đang nghi ngờ có thai.
- Bị nhiễm trùng sau khi phá thai
- Có bệnh lý ác tính hoặc bệnh lý lây truyền qua quan hệ tình dục
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung
- Đang chảy máu âm đạo
- Bệnh nhân bị ung thư vú không dùng vòng tránh thai có chứa hormon.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn