Sinh viên Y có thể yêu nhiều người nhưng chỉ nên lấy người trong ngành

Yêu và cưới là hai phạm trù khác nhau, để yêu thì dễ nhưng để cưới là cả quá trình, thế nên sinh viên Y chỉ nên lấy người trong ngành, bởi đây là ngành đặc biệt.

Ngày 29/09/2017, 04:11:21   Tác giả :     Lượt xem: 9134

Người ta thường nói, đàn ông lấy vợ thì nhớ tránh những đối tượng "con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" nhưng có lẽ ngành Y là ngành đặc biệt nên cách chọn vợ cũng có đôi chút khác thường.

Nghề nghiệp tạo lên tính cách mỗi con người

Nghề nghiệp tạo lên tính cách mỗi con người

Nghề nghiệp tạo nên tính cách con người

Nếu bạn có bạn bè hay người thân học các trường Đại học Y Dược, Cao đẳng Y Dược bạn sẽ nhận thấy, hầu hết những sinh viên ngành Y đều có tính cách khá giống nhau, lạnh lùng, ít nói, đăm chiêu, ít đùa, lúc nào trên mặt cũng hiện vẻ nghiêm nghị. Nên vì thế những sinh viên ngành này thường hay bông đùa với nhau rằng, vào trường chỉ sống được năm thứ nhất với chính con người mình từ năm thứ 2 trở đi môi trường sống và học tập tại đây sẽ nhào nặn bạn theo một khuôn mẫu khác. Khuôn mẫu của nghề, khuôn của tính chất công việc, nếu không thích nghi được thì sẽ khó theo đuổi được nghề. Sinh viên đã thế, bảo sao những người làm ngành nghề Y tế Việt Nam lúc nào họ cũng nghiêm nghị, ít niềm nở với bệnh nhân có lẽ tính cách ấy đã được tôi luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cả khi vào nghề vì môi trường họ tiếp xúc đâu có mấy niềm vui, lúc nào cũng là những gương mặt nhăn nhúm vì bệnh tật hành hạ, sự khắc khổ của người nhà bệnh nhân và sự căng thẳng của đồng nghệp. Nên họ dễ bị nhiễm căn bệnh nghề nghiệp, dần dần con người họ cũng trở nên trầm lắng và đăm chiêu.

Yêu và cưới là hai phạm trù khác nhau

Ông cha ta thường nói, yêu nhau thì củ ấu cũng tròn, quả là không sai, vì có thể thấy lúc này tình cảm còn đang dạt dào, hai người không phải lo vấn đề cơm áo gạo tiền, đối nội đối ngoại, thời gian rảnh chỉ dành cho nhau. Nhưng khi lấy rồi thì tình yêu có được gây dựng trong bao nhiêu năm thì cũng sẽ có lúc bị chông chênh bởi mâu thuẫn gia đình.

Đó là với những người bình thường còn với người ngành Y lại còn khó khăn hơn, có nhiều người thường đặt ra câu hỏi tại sao những người làm ngành này lại có tỉ lệ đổ vỡ hôn nhân cao như thế, không phải vì họ không yêu nhau hay có những mỗi quan hệ ngoài luồng, đơn giản trước áp lực cuộc sống, họ khó cảm thông được với công việc của đối phương, khi hàng ngày đi sớm về muộn. Tất nhiên nghề nào cũng có cái khó khăn nhưng có lẽ không nghề nào như nghề Y vì công việc đã xâm chiếm sang thời gian đời tư của họ rất nhiều.

Chỉ những người trong ngành mới hiểu lỗi khổ của naha

Chỉ những người làm trong ngành mới hiểu nỗi khổ của nhau

Tính chất công việc nghề Y khó cảm thông

Đa phần những người có việc làm Y Dược sẽ không có khái niệm nghỉ theo đúng luật lao động, đơn vì bệnh nhân không ốm, không cấp cứu theo luật. Làm ngày trực đêm, làm việc ngày nghie, ngày lễ, Tết đã là công việc thường trực của mỗi người bác sĩ. Nếu là lúc yêu nhau thì có thể thông cảm được cho người yêu vì lúc đó ít ra còn có gia đình, bạn bè bên cạnh, nhưng khi đã quyết định chọn người gắn bó với mình là gia đình, khi đã có con cái mà tình trạng đó vẫn diễn ra thường xuyên và liên tiếp thì khó một người nào có thể cảm thông được. Chỉ những ông chồng, bà vợ thật sự bao dung, độ lượng mới không cảm thấy ấm ức khó chịu. Xác định lấy người ngành Y bạn dường như chỉ có người san sẻ về gánh nặng kinh tế, còn về tình cảm, đời tư cá nhân bạn gần như là người lo toàn mọi thứ.

Không phải họ vô tâm mà quỹ thời gian của họ quá eo hẹp, công việc đã biến họ trở thành người lạnh lùng, khô khan thậm chí là cực đoan bởi áp lực công việc đem đến. Những khó khăn ấy chỉ những người trực tiếp làm mới hiểu, nếu chỉ nhìn từ góc độ bên ngoài thì sự cảm thông, chia sẻ đó sẽ khó kéo dài được lâu. Thế người ta mới nó,i ngành nào cũng được, nhưng riêng ngành Y thì chỉ nên lấy người trong nghề vì chỉ khi làm cùng nhau, mới có thể hiểu hết được những vất vả, đặc thù trong công việc.

Thiết nghĩ, người làm nghề Y cũng khá thiệt thòi, thiệt thòi vì công việc luôn bị xã hội có cái nhìn khắt khe, đòi hỏi cao hơn bình thường, giờ đây ngay cả đến cuộc sống riêng tư, hôn nhân gia đình cũng vì công việc mà ảnh hưởng đến ít nhiều.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn