Đây chính là kinh nghiệm đúc kết sau một thời gian chung sống của những người có vợ hoặc chồng đang làm trong ngành. Họ cho rằng, để yêu được người làm nghề Y trước hết mình cần phải yêu công việc của đối phương trước tiên.
- Cuộc sống này vốn không phải cuộc đời, đừng sống mà như tồn tại bạn nhé!
- Chu trình của dòng đời, đến rồi đi âu cũng chỉ là quy luật bất biến
- Đàn bà ơi, đàn ông ai chẳng ngoại tình đôi lần trong đời!
Yêu người ngành Y phải chấp nhận được sự cô đơn, vô tâm
Người làm nghề Y giỏi nhất là “vô tâm”
Đây có lẽ là câu chuyện chung của những người có vợ hoặc chống làm nghề Y, vì đâu có gì là lạ khi những người làm nghề họ mang trong mình một sứ mệnh cao cả, cứu người, giúp đời, mang hạnh phúc đến cho nhân loại. Họ luôn được xã hội kính nể, gia đình bệnh nhân biết ơn vì sự chu đáo ân cần, ấy vậy mà họ lại vô tâm với chính người bạn đời của mình. Vô tâm vì không có nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc lo lắng những lúc buồn tủi, ốm đau, vô tâm vì chẳng thể nào giúp vợ/ chồng những công việc nhà, hay cả những ngày lễ, Tết vẫn phải đi trực bình thường, để những đêm đông giá rét người gối ấp vài kề cùng mình luôn phải đối mặt với bức tường lạnh lẽo, không thể tâm sự đêm khuya cùng ai, còn ai đó kia thì đang dồn hết cả tâm huyết, sức lực, sự quan tâm cho một người xa lạ.
Vì đó là cái nghề, cái nghiệp của kiếp “làm dâu trăm họ”. Chắc có lẽ, những người có người thân làm nghề Y họ cũng chạnh lòng và nghĩ ngợi nhiều lắm nhưng vì tính chất công việc lên họ luôn là hậu phương vững chắc để giúp cho người bạn đời hoàn thành công việc tốt nhất trong mọi hoàn cảnh, để những Bác sĩ có thời gian cống hiến tài năng và tâm huyết cho nền Y học Cổ truyền hay cả y học hiện đại. Thế nên không phải ngẫu nhiên người ta lại nói người làm nghề Y giỏi nhất là vô tâm vì cái tâm duy nhất đã trót dành hết cho nghề.
Để làm hoàn thành tốt được công việc người bác sĩ cần có hậu phương vững chắc
Sự thành đạt luôn được đánh đổi bằng nhiều thứ
Ai cũng thế thôi, để được thành đạt, có chỗ đứng trong xã hội thì luôn phải đánh đổi nhiều thứ cũng như việc muốn thấy bảy sắc cầu vồng thì phải chấp nhận, chịu đựng sự giá lạnh và buồn tẻ của những cơn mưa đầu hạ. Nhưng cái thành đạt của nghề Y nó được đánh đổi nhiều hơn các nghề khác, đánh đổi cả tuổi thanh xuân để làm bạn với những cuốn giáo trình, kỳ thi dày đặc, khi ra trường rồi lại cặm cụi ngày đêm học nghề để trau dồi kiến thức, lúc vững tay nghề lại liên tục đối diện việc việc khám chữa bệnh, những ca cấp cứu, ca mổ lúc nửa đêm thậm chí kéo dài cả vài tiếng đồng hồ. Thế rồi công việc cứ cuốn theo nên đành ra họ chỉ là người giỏi trong nghề chứ việc chăm con, đối nội đối ngoại thì chắc là luôn lép vế so với người bạn đời của mình, vì họ đâu có thời gian để làm những công việc ấy. Nhưng sự bận rộn và vô tâm của những người làm ngành Y luôn đáng trân trọng và cũng xứng đáng để thứ tha.
Chính vì thế, những người đã chót trao thân gửi phận hay quyết chọn nửa kia của mình làm nghề Y thì hãy luôn vững tay chèo, đồng hành cùng người bạn đời của mình để đi tới bến bờ của hạnh phúc. Có thể bạn không yêu nghề Y nhưng trong bạn cần có sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ cho đối phương nên những người đang công tác trong ngành y tế Việt Nam thường nói, nửa kia của mình chính là người nắm giữ chìa khóa hạnh phúc trong mỗi gia đình.
Nguyễn An - ytevietnam.net.vn