Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP.HCM nhận định, thành phố có nguy cơ cao sẽ bội chi quỹ bảo hiểm y tế nếu không chi tiêu hợp lý, đồng thời đã xuất hiện dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT.
-
Đau thấu tâm can khi bác sĩ vụ tai biến y khoa phải “đơn phương độc mã”
-
Y Dược có nằm trong top 10 ngành học chắc chắn sẽ thất nghiệp?
-
Bác sĩ BV Việt Yên, Bắc Giang bị đối tượng ném máy đo huyết áp vào đầu
Phát hiện dấu hiệu trục lợi quỹ Bảo hiểm Y tế tại TP HCM
Phát hiện dấu hiệu trục lợi quỹ Bảo hiểm Y tế: Bảo hiểm xã hội TP.HCM nói gì
Bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết: “Nếu như các năm trước, 6 tháng đầu năm quỹ khám chữa bệnh BHYT của TP.HCM chỉ chi trung bình 45% thì 6 tháng đầu năm 2017, quỹ này đã chi hơn 50%; do đó trong năm nay thành phố có nguy cơ cao sẽ bội chi quỹ BHYT nếu như không có sự chi tiêu hợp lý”.
Theo bà Lưu Thị Thanh Huyền, tổng kinh phí mà BHXH thành phố được giao để điều hành dự toán quỹ khám chữa bệnh trong năm 2017 là 14.000 tỷ đồng. Trong tình hình 6 tháng đầu năm, quỹ này đã chi vượt quá 50% thì 6 tháng còn lại sẽ rất khó khăn, yêu cầu các bệnh viện cần thắt chặt chi tiêu, giảm những chi tiêu không hợp lý chứ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân.
Bà Huyền yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải sử dụng hợp lý các kỹ thuật cận lâm sàng, thuốc, vật tư y tế… hạn chế sử dụng một số kỹ thuật cao cấp như chụp CT, MRI… Bà Huyền đưa ra ví dụ, xét nghiệm HbA1C trong máu chỉ nên thực hiện khi theo dõi bệnh tiểu đường và thực hiện tối đa 3 tháng 1 lần chứ không thực hiện trong chẩn đoán bệnh tiểu đường.
BHYT Mang đến nhiều lợi ích cho những bệnh nhân nghèo
Theo các Bác sĩ chuyên trang sức khỏe giới tính, bên cạnh đó, các bệnh viện cũng nên giảm bớt sử dụng các loại thuốc hỗ trợ không cần thiết như thuốc bổ, thuốc có tác dụng hỗ trợ chưa rõ ràng. Thực tế, vẫn còn hơn 1% thuốc sử dụng chưa hợp lý, tăng cường sử dụng thuốc generic nhóm 1 (loại thuốc được sao chép công thức tương tự với các thuốc có bản quyền, có giá thành rẻ hơn thuốc có bản quyền) thay cho các biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ sản phẩm.
Ngoài ra, BHXH thành phố kiến nghị: Sở Y tế TP.HCM cho phép thông tuyến xét nghiệm, công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau đối với các bệnh viện tuyến thành phố để giảm các chi phí cận lâm sàng. Đối với các bệnh nhân ngoại tỉnh, cơ quan BHXH thành phố yêu cầu các bệnh viện thực hiện đúng quy chế chuyển tuyến. Khi bệnh nhân đến vẫn phải điều trị nhưng khi điều trị đã ổn định, nhất là các bệnh nằm trong nhóm 62 bệnh mãn tính, thì có thể sẽ hẹn tái khám tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
BHYT đem đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân nghèo nhưng đang bị lạm dụng
Bà Lưu Thị Thanh Huyền cũng lưu ý trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện một số hiện tượng có dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT; do đó các bệnh viện cần cập nhật liên tục dữ liệu khám chữa bệnh lên Cổng thông tin điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam để kịp thời kiểm soát vấn đề này.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2017, các bệnh viện trên địa bàn thành phố tiếp nhận 15,7 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo khả năng cả năm 2017 sẽ có trên 35 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú.
Đáng chú ý, số lượt khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến quận, huyện tăng cao, trong khi các trạm y tế lại có xu hướng giảm. Đây được xem là thách thức của ngành y tế khi tuyến y tế cơ sở vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi.
Nguồn: Theo báo infonet – ytevietnam.net.vn