Biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu

Sỏi niệu là bệnh khá phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam sỏi chiếm một tỉ lệ đáng kể, hay gặp ở lứa tuối trung niên từ 30-50 tuổi.

Ngày 12/03/2018, 01:18:57   Tác giả :     Lượt xem: 623

Biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu

Biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu

Bệnh sỏi niệu gây ra những biến chứng gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Việt Phương – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur của chúng tôi để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé

Hỏi: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân nào có thể gây ra sỏi niệu?

Trả lời:

Nếu chịu khó theo dõi các tin tức y tế Việt Nam thì các bạn sẽ biết được tỷ lệ mắc sỏi niệu khá cao nhất là các vùng nhiệt đới. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra sỏi niệu, chẳng hạn như:

  • Thể tích nước tiểu thấp

  • Ứ đọng nước tiểu

  • pH nước tiểu > 6.5

  • Tăng calci niệu

  • Tăng oxalate niệu

  • Tăng acid uric niệu

  • Giảm bài tiết các chất ức chế như citrate

Nguyên nhân toàn thân: Do rối loạn chuyển hóa đặc biệt là tăng calci trong nước tỉểu (do hấp thu, do rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng tuyến cận giáp)

Nguyên nhân tại ch: Lý thuyết hình thành sỏi được áp dụng cho tất cả các loại sỏi, đặc biệt đối với sỏi calci hay gặp nhất

Sỏi calci: Thường gặp nhất là calcium oxalate 85%, dưới 20% là calcium phosphat

Tăng oxalate niệu: bình thường oxalate do thức ăn vào ruột kết hợp với calci niệu rồi theo phân ra ngoài. Ở những bệnh nhân này acid béo tăng lên trong ruột hút một lượng lớn calci nên thành phần oxalate không kết hợp với calci sẽ được hấp thu lại rồi bài tiết qua thận.

Dấu hiệu khi mắc phải bệnh sỏi niệu quản

Dấu hiệu khi mắc phải bệnh sỏi niệu quản

Sỏi phosphocalci: Chiếm khoảng 16% sỏi calci nói chung. Cường tuyến cận giáp nguyên phát. Hội chứng sữa và chất kiềm. Bất động lâu ngày. Toan hóa máu do bệnh ống thận. Bệnh xốp tủy thận. Dị dạng hình thể học với ứ đọng nước tiểu. Có thai

Sỏi urat: Bệnh nhân bị bệnh chuyên khoa gout cũng dễ bị sỏi oxalate calci vì tăng acid uric niệu. Khi pH nước tiểu < 5.5 phần acid uric không được phân ly khó tan sẽ tạo thành tinh thể acid uric.

  • Tăng acid uric máu do dị dạng enzyme bẩm sinh

  • Cơ địa gout gia đình

  • Sỏi urate vô căn

  • Sỏi urate thứ phát do thiếu nước, tiêu chảy rối loạn điện giải kiềm toan

  • Tăng acid uric niệu do bệnh ống thận

Sỏi struvit: do nhiễm khuẫn lâu dài đường niệu, vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải urê gây tổng hợp amoniac trong nước tiểu giảm, dẫn tới giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi. Sỏi này đứng hàng thứ ba, cấu tạo chủ yếu bởi các tinh thể phospho- amoniac-magnesi và phospho- calci.

Sỏi cystin: Cystin đào thải nhiều qua thận nhưng lại ít tan nên dễ đọng thành sỏi.

Hỏi: Chúng ta có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng nào để chuẩn đoán bệnh nhân mắc sỏi niệu vậy thưa bác sĩ?

Trả lời:

Biểu hiện lâm sàng khi mắc phải bệnh sỏi niệu bao gồm :

Sỏi không triệu chứng: Sỏi có thể không triệu chứng khi không gây bế tắc như sỏi trong đài thận chỉ phát hiện một cách tình cờ khi chụp phim bụng hay làm siêu âm bụng.

Cơn đau bão thận: Đau dữ dội một cách tình cờ, sau lao động mạnh gắng sức, đau như dao đâm liên tục, đau một bên từ góc sườn sống lan về hông lưng rồi xuống bộ phận sinh dục ngoài, có những đợt giảm đau. Cơn đau có thể kèm rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, liệt ruột, rối loạn tiết niệu như đái rắt, đái ít, đái máu.

Triệu chứng cơ năng: Đau bão thận dữ dội, hoặc đau âm ỉ vùng thắt lưng, hạ vị. Đau hông lưng, đau âm ỉ vùng hông lưng (sỏi thận). Đau dọc đường đi niệu quản, đau lan xuống dưới kèm dấu hiệu về tiểu tiện (sỏi niệu quản). Sỏi bàng quang thường ít đau, thường kèm dấu hiệu nhiễm trùng và rối loạn tiểu tiện, có thể lan xuống niệu đạo.

Đái rắt: bệnh nhân mót đái nhiều lần mỗi lần được một ít, càng đái buốt bao nhiêu thì càng đái rắt bấy nhiêu. Đái máu đăc biệt khi bệnh nhân lao động nặng hoăc di chuyển mạnh kèm theo cơn đau vùng thận. Đái đục, đái ra mũ khi thận có viêm nhiễm kèm theo.

Triệu chứng toàn thân: Thiểu niệu, vô niệu khi sỏi kẹt gây bế tắc đường niệu.

Triệu chứng thực thể: Đau vùng thắt lưng khi thăm khám hoặc sờ gõ nhẹ. Đôi khi sờ thấy thận to. Đau hạ vị. Đau dọc đường đi niệu quản.

Hỏi: Thưa bác sĩ, sỏi thường gặp ở những vị trí nào trên cơ thể và nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

Vị trí sỏi thường gặp: Sỏi có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau của hệ niệu: sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Biến chứng: Nhiễm trùng niệu phía trên bế tắc là biến chứng nặng nhất và thường gặp nhất. Khi đó vừa là bệnh cảnh nhiễm trùng vừa có cơn đau bão thận. Đây là bệnh cảnh cấp cứu cần điều trị.

Sỏi gây tắc đường tiết niệu hoàn toàn hay không hoàn toàn, làm giãn các đài bể thận, làm mỏng nhu mô thận, nếu có kèm theo nhiễm khuẫn thì chức năng thận suy giảm nhiều hơn.

Nhiễm trùng niệu mạn tính: Các sỏi nhiễm trùng thường có dạng san hô, thường phát hiện do nhiễm trùng niệu do các chủng lạ gây ra như Proteus mirabilis trong bệnh cảnh nhiễm trùng niệu mạn tính hay kháng trị. Sự hiện diện của sỏi giúp vi khuẩn bám vào, khiến kháng sinh không còn tác dụng.

Chế độ dinh dưỡng khi mắc phải bệnh sỏi niệu quản

Chế độ dinh dưỡng khi mắc phải bệnh sỏi niệu quản

Hỏi: Vậy thì khi một bệnh nhân bị sỏi thận thì có thể điều trị bằng biện pháp như thế nào?

Trả lời:

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng việc điều trị sỏi thận khá phức tạp phải kết hợp điều trị nội ngoại khoa. Người bệnh cần phải:

  • Uống nước đầy đủ để đảm bảo bài tiết 1.5lít nước tiểu trong 24h.

  • Hạn chế nguồn thức ăn gây ra những tinh thể gây sỏi như calci.

  • Nâng cao thể trạng và dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn.

  • Thay đổi PH nước tiểu: kiềm hóa nước tiêu đối với loại sỏi uric và cystin. Toan hóa nước tiểu với loại sỏi phosphate calci. Tăng calci niệu có thể đáp ứng với nhóm lợi tiểu thiazide giúp tăng tái hấp thu calci ở ống thận. Tăng acid uric niệu thường đáp ứng với allopurinol (giảm tổng hợp acid uric).

Giải quyết nguyên nhân: Cắt bỏ u tuyến cận giáp trạng, loại bỏ nguyên nhân gây ứ đọng và nhiễm khuẩn.

Can thiệp ngoại khoa

  • Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi trong cơ thể, lấy sỏi qua da, phẩu thuật lấy sỏi.

  • Ăn quá nhiều đạm, hydratcarbon, natri oxalate,... nhiễm khuẩn tiết niệu là yếu tố thuận lợi để sỏi hình thành. Nguy cơ tái phát cao 50% bệnh nhân bị sỏi sẽ tái phát trong vòng 15 năm, khi có tiền căn gia đình thì 50% tái phát trong vòng 7 năm.

Tóm lại, khi bị sỏi niệu bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuân thủ điều trị của bác sĩ tránh bị tái phát.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn