Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi chín có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, giảm ho, tiêu đờm, quả sấu có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau rất hiệu quả”.
- Khám phá bí ẩn loại rau chứa nhiều sắt hơn thịt
- Điều trị thiếu máu hiệu quả bằng món ăn bài thuốc đơn giản
Quả sấu có nhiều tác dụng trong trị ho và nhiều căn bệnh khác
Theo y học hiện đại, cây sấu có tên khoa học là Drancontomelum duperreanum Pierre, cây thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae). Quả sấu có vị chua tính thanh mát được thu hái vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Thành phần có trong một quả sấu chín bao gồm: 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% Phospho, vết sắt và 3mg% vitamin C. Quả sấu được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày cũng như được sử dụng để điều trị rất nhiều các chứng bệnh khác nhau, đặc biệt quả sấu có tác dụng trị ho, tiêu đờm rất hiệu quả.
Tại sao các bệnh đường hô hấp thường gặp vào lúc giao mùa?
- Thay đổi khí hậu vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch bị của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.
- Siêu vi gây bệnh chuyên khoa đường hô hấp ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào thời tiết lạnh so với mùa nóng.
- Không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
- Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.
Bài thuốc trị ho an toàn và hiệu quả từ quả sấu
Theo chia sẻ từ chuyên gia Phùng Vinh (CĐ Dược 2020 - Trường CĐ Y Dược Pasteur) Để chữa ho từ quả sấu có rất nhiều cách dùng khác nhau, cách đầu tiên bạn có thể thực hiện đó là lấy cùi quả sấu tươi ( khoảng 15g) ngâm với một ít muối, ngày ngậm 3- 5 lần, để thuốc phát huy hết tác dụng bạn nên tiến hành ngậm vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện bài thuốc này một hai ngày bạn sẽ thấy tình trạng viêm họng và ho đờm của mình giảm đi đáng kể.
Cách thứ hai cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày nếu bạn thấy chua và khó uống thì có thể cho thêm một chút đường cho dễ uống. Đảm bảo khi bạn sử dụng loại nước này chỉ sau khoảng 2-3 ngày tình trạng ho cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Quả sấu giúp điều trị ho một cách an toàn và hiệu quả
Cây sấu cũng là cây thuốc quý giúp điều trị chứng ho do thay đổi thời tiết, bạn có thể sử dụng hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ sử dụng một vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ quả sấu
Ngoài tác dụng trị ho, quả sấu cũng có tác dụng điều trị rất nhiều chứng bệnh mùa hè như nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng do thời tiết quá nóng gây mất nước mất chất điện giải. Để điều trị căn bệnh này bạn lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày. Chỉ cần dùng chúng trong khoảng một tuần liền là thấy hiệu quả rõ rệt.
Quả sấu còn có tác dụng rất tốt để điều trị nôn nghén ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu có thể lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành vừa giúp giảm tình trạng ốm nghén vừa đảm bảo được sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu cũng có thể dùng quả sấu xanh ngâm đường uống cũng giúp giảm nôn nghén, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây tăng đường huyết cho bà bầu.
Những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng không nên sử dụng quả sấu
Lưu ý khi sử dụng sấu trong điều trị một số bệnh thường gặp
Theo các Bác sĩ chuyên trang sức khỏe và giới tính, quả sấu tươi thường có vị chua đặc biệt là những quả sấu còn xanh, tính axit có trong sấu không hề tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, những bệnh nhân này nên nên tránh dùng quả sấu tươi hoặc các đồ uống, món ăn có nhiều sấu. Đối với những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên sử dụng sấu khi bụng đang đói vì chúng có thể khiến bạn cồn cào và gây tổn thương dạ dày của bạn. Ngoài ra, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng không nên dùng quả sấu vì dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.
Trên đây là những bài thuốc có tác dụng trị ho từ quả sấu, mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn sẽ áp dụng được chúng một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.
Các bạn trẻ thuộc khu vực miền Nam (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ), có nhu cầu theo học ngành Cao đẳng Kỹ Thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng có thể liên hệ: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur địa chỉ VPTS: Số 189 Kinh Dương Vương – Phường 12 – Quận 6 – Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0869.189.199 – 0996.189.199 |
Theo: ytevietnam.net.vn tổng hợp