Phòng ngừa virus Zika và sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết và virus Zika là bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch nguy hiểm trong cộng đồng. Vì vậy cần phải tìm cách phòng tránh hiệu quả.

Ngày 26/06/2017, 08:11:59   Tác giả :     Lượt xem: 17504

Phòng ngừa virus Zika và sốt xuất huyết hiệu quả là cách nhanh nhất ngăn chặn dịch lây lan, làm giảm số ca mắc bệnh.

Dịch sốt xuất huyết và virus Zika vào mùa mưa

Số xuất huyết và virus Zika là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, dễ xảy ra vào mùa mưa bởi đây là thời điểm thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển.

Thời tiết  ẩm ướt, mưa nhiều muỗi  sinh sôi nhanh trở thành trung gian truyền bệnh.

Sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika thường xảy ra vào mùa mưa

Sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika thường xảy ra vào mùa mưa

Triệu chứng và cách phòng ngừa virus Zika và sốt xuất huyết hiệu quả

Triệu chứng bệnh do virus Zika

Khi bị nhiễm bệnh do virus Zika bạn sẽ thấy biểu hiện sốt nhẹ từ 37,8 - 38,5 oC. Cơ thể mệt mỏi, ban dát mọc sẩn trên da, đau khớp nhỏi ở bàn tay bàn chân.

Bệnh nhân bị viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, bị đau hố mắt và suy nhược.

Một số bệnh nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh do virus Zika là 3-12 ngày.

Còn bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường sốt cao hơn, nhức cơ nhiều hơn đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết như xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, nặng là xuất huyết nội tạng, đại tiện ra máu đen lợn cợn giống như xuất huyết dạ dày hoặc viêm đại tràng cấp.

Cách thức lây truyền bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết đều là thông qua vết muỗi cắn của muỗi Aedes mang virus. Nhưng sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc trực tiếp còn virus Zika có thể lây qua đường tình dục và đường máu. Nhưng 2 phương thức lây truyền này không phổ biến.

Hiện nay xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất có thể xác định được bệnh do virus Zika hay sốt xuất huyết.

Phòng ngừa virus Zika và sốt xuất huyết hiệu quả

 Để chủ động phòng ngừa virus Zika và sốt xuất huyết hiệu quả thì Bộ Y tế khuyến cáo người dân phải thực hiện một số biện pháp.

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết theo chỉ định của Bộ Y tế

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết theo chỉ định của Bộ Y tế

  • Tích cực áp dụng biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi, bọ gậy ( loăng quăng).
  • Nên phòng muỗi đốt: thì phải ngủ màn, mặc quần áo dài ngay cả ban ngày, dùng kem xua muỗi hoặc hương muỗi.
  • Diệt muỗi: Có thể dùng vợt bắt muỗi, dùng bình xịt hóa chất diệt muỗi, phối hợp với ngành y tế trong các đợt phụ hóa chất phòng, chống dịch.
  • Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng) bằng cách đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cả vào dụng cụ chứa nước, thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Không cần hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương nhưng khi có người đi đến từ vùng dịch bệnh virus Zika thì cần chủ động theo dõi sức khỏe trong 12 ngày. Có biểu hiện thì cần phải đi đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Lưu ý riêng với phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai

  • Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để không bị lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.
  • Phụ nữ có thai hoặc  có dự định mang thai thì không nên đến vùng dịch khi không cần thiết.
  • Phụ nữ có thai đi về vùng dịch hoặc sống tại vùng dịch khi có biểu hiện sốt, phát ban, hoặc dấu hiệu các cần đến cơ sở y tế khai báo để được khám và tư vấn, có thể phải làm xét nghiệm để phát hiện virus Zika.
  • Vợ, chồng đang sống tại vùng dịch hoặc có ý định sống tại vùng dịch có ý định mang thai thì cần đến cơ sở y tế,khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
  • Nếu trở về từ  vụng dịch virus Zika thì cần mang bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm virus.

Phòng ngừa virus Zika và sốt xuất huyết hiệu quả là một trong những biện pháp để chống dịch lây lan nhanh, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Nguồn: ytevietnam.net.vn