Những điều không bao giờ quên khi bị phơi nhiễm HIV

Bạn có thể có nguy cơ nhiễm HIV khi tiến hành cấp cứu người bị tai nạn có nhiễm H, để hạn chế nguy cơ này bạn cần nắm lòng những biện pháp dưới đây.

Ngày 03/07/2017, 09:45:01   Tác giả :     Lượt xem: 17924

Những điều không bao giờ quên khi bị phơi nhiễm HIV

Những điều không bao giờ quên khi bị phơi nhiễm HIV

Phơi nhiễm HIV là gì?

Các giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của những người không bị nhiễm HIV với máu, mô hay dịch cơ thể của những người có HIV, gây  nguy cơ lây nhiễm H”.

Trên thực tế, không phải trường hợp nào bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như mức độ phơi nhiễm của mỗi người.

Những trường hợp được có thể bị phơi nhiễm HIV

Theo tin tức y dược mới nhất, có rất nhiều nguyên nhân gây phơi nhiễm HIV, điển hình như khi bạn bị kim đâm vào khi làm thủ thuật tiêm truyền, lấy máu xét nghiệm,.... Nếu bạn bị đầu kim to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ phơi nhiễm với HIV cao hơn là kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm nông.

Những người có vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu hoặc bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của bệnh nhân có H bị vỡ đâm vào. Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng), nếu vết thương rộng thì nguy cơ phơi nhiễm cao hơn rất nhiều.

Không phải ai bị phơi nhiễm cũng nhiễm HIV

Không phải ai bị phơi nhiễm cũng nhiễm HIV

Phơi nhiễm HIV cũng có thể gặp ở những người bị dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong quá trình làm nhiệm vụ  (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

Quy trình xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Khi không may bị phơi nhiễm với mau và dịch tiết của người nhiễm HIV, bạn cần hết sức bình tĩnh để thực hiện những bước dưới đây để dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân và cho cộng đồng,

Bước 1: theo các Bác sĩ chuyên trang sức khỏe giới tính, việc xử trí vết thương tại chỗ là rất quan trọng: Bạn tiến hành rửa ngay vết thương dưới vòi nước; để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn không nên nặn bóp vết thương vì khi đó áp lực tăng lên sẽ làm máu về tim nhanh hơn gây nguy cơ phơi nhiễm cao hơn, bạn nên rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

Nếu bạn bị dịch tiết bắn vào mắt: Rửa mắt bằng nước cất hay nước muối sinh lý NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Bạn có thể sử dụng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu cần (thường được trang bị tại các phòng Xét nghiệm khẳng định).

Nếu bạn bị phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Thì nhanh chóng rửa mũi bằng dung dịch NaCl 0,9 % và xúc miệng bằng NaCl 0,9 % nhiều lần.

Bước 2: Báo cáo người phụ trách làm biên bản, ghi giấy tờ nếu có.

Quy trình xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Quy trình xử lý khi bị phơi nhiễm HIV​​​​​​​

Bước 3: Bạn nên có đánh giá sơ bộ về mức độ tổn thương và nguy cơ phơi nhiễm của mình dựa theo bảng phân loại sau:

Những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với HIV

  • Vết thương quá sâu, chảy máu nhiều.
  • Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương hở đã bị loét rộng từ trước.

Những người có nguy cơ thấp bị phơi nhiễm với HIV

  • Tổn thương da xây xát nông, chảy máu ít
  • Máu và dịch tiết bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét.
  • Những người có rất ít nguy cơ bị phơi nhiễm: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, vùng da không bị tổn thương.

Bước 4: Xác định tình trạng HIV của người có nguy cơ nhiễm bệnh. (Những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV)

Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm xem bạn đã nhiễm HIV hay chưa. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính ngay sau khi phơi nhiễm chứng tỏ người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước, đây không được coi là phơi nhiễm với HIV.

Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm để điều trị kịp thời.

Bước 7: Hỗ trự bệnh nhân phị phơi nhiễm với HIV điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng. Thời gian điều trị ARV kéo dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng người bệnh và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.

Mong rằng qua những thông tin mà các Bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tu vấn bạn đã hiểu hơn về cách xử trí khi bị phơi nhễm HIV để có hướng tự bảo vệ bản thân và cộng đồng một cách tốt nhất.

Ngọc Mai – ytevietnam.net