Phác đồ điều trị mề đay tốt nhất cho bệnh nhân

Bệnh mề đay xảy ra do các phản ứng mao mạch trên da nên gây nên tình trạng phù cấp, mạn tính. Vì vậy phác đồ điều trị mề đay sẽ giúp chấm dứt các hiện tượng này.

Ngày 05/01/2018, 02:51:17   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 24628

Bệnh mề đay là tình trạng bệnh phổ biến ở con người do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng khó tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Vậy phác đồ điều trị mề đay mới nhất là gì ?

Các nguyên nhân gây ra bệnh mề đay

Bệnh mề đay là bệnh lý xảy ra rất nhiều ở con người

Bệnh mề đay là bệnh lý xảy ra rất nhiều ở con người

  • Cơ thể nổi mề đay do thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, sữa, cá biển, tôm, cua….
  • Do dị ứng thuốc đặc biệt các nhóm thuốc như: bêta-lactam, cyclin, macrolid, chloramphenicol hoặc các thuốc kháng viêm không không steroid, vitamin, huyết thanh, vắc xin, thuốc ức chế men chuyển…ngoài ra các thuốc chống dị ứng như: prednisolon, dexamethason, glucocorticoid, thuốc kháng histamin tổng hợp.
  • Nổi mề đay do nọc độc của các loại côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ, mòng…Hoặc do bệnh nhân hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc…
  • Không chỉ vậy bệnh nhân có thể nổi mề đay do nhiễm trùng, tiếp xúc hữu cơ, hóa học,  mề đay do vật lý, thậm chí mề đay do di truyền cũng có đến 50-60% .

Phác đồ điều trị bệnh mề đay hiệu quả nhất

Quá trình điều trị bệnh mề đay phụ thuộc vào các nhân tố như loại mề đay, mức độ trầm trọng, thời gian ngắn hoặc dài.

Bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị của phác đồ trị mề đay cấp như xác định, loại bỏ các nguyên nhân gây dị ứng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Bệnh nhân nên tự chăm sóc mình, nếu nghi ngờ do dị ứng thuốc hoặc thực phẩm cần ngưng lại tất cả. Không nên gãi hoặc chà xát quá mạnh trên da, có thể áp dụng bằng cách tắm lạnh, áp lạnh không tắm nóng. Nên tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào da, tẩy giun sán, chống táo bón.

Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái vừa vặn, không nên có các hoạt động mạnh gây đổ mồ hôi.

Phác đồ điều trị mề đay cụ thể

Phác đồ điều trị bệnh mề đay giúp giảm các triệu chứng bệnh

Phác đồ điều trị bệnh mề đay giúp giảm các triệu chứng bệnh

Theo tin tức y tế cho biết phác đồ điều trị mề đay cấp này chỉ với mục đích làm giảm hoặc mất đi các triệu chứng dị ứng, cân bằng các chức năng bị rối loạn, gây tổn thương các tổ chức, mô, vô hiệu hóa các chất trung gian.

  • Đối với các trường hợp bệnh mề đay nhẹ nên sử dụng thuốc kháng histamin như: Loratadin (Clarytin) 10mg  và 1 viên Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên.
  • Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên.
  • Bệnh nhân bị mề đay nặng nên dùng phối hợp kháng histamin H1 với corticoid.
  • Corticoid (ở dạng uống hay tiêm): chỉ sử dụng khi điều trị mày đay cấp, nặng hoặc bị phù thanh quản. Các trường hợp bị mề đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Không dùng thuốc corticoid để điều trị mề đay mạn tính tự phát.
  • Sử dụng Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: chỉ định dùng khi có phù mạch cấp tính.
  • Đối với bệnh nhân bị mề đay mạn tính: Trường hợp bệnh này do liên quan đến bệnh lý trong cơ thể cần đi khám các cơ sở bệnh viện chuyên khoa để làm xét nghiệm tìm ra nguyên nhân để có phác đồ điều trị mề đay tốt nhất.
  • Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2 để điều trị bệnh mề đay hiệu quả nhất.

Trên đây là phác đồ điều trị mề đay mới nhất năm nay, được áp dụng tại các bệnh viện, trung tâm y tế,... Khi có biểu hiện bệnh mề đay, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được khám và áp dụng các phác đồ trị bệnh hợp lý.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn