Chuyên gia hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết dễ bùng phát thành dịch với những biến chứng nặng nề nhưng người bệnh cũng có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà bằng những bài thuốc đơn giản.

Ngày 23/06/2017, 06:05:34   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 17769

Dịch sốt xuất huyết đang vào mùa với số lượng người mắc đang tăng lên chóng mặt đòi hỏi bạn không chỉ biết cách phòng ngừa nguy cơ gây bệnh mà còn biết cách điều trị khi chúng đang ở thể nhẹ.

Chuyên gia hướng dẫn sốt xuất huyết và cách điều trị tại nhà

Chuyên gia hướng dẫn sốt xuất huyết và cách điều trị tại nhà

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Theo bác sĩ Dương Trường Giang – Bệnh viên Y học Cổ truyền Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sốt xuất huyết do virus Dengue truyền nhiễm từ người có bệnh sang người không có bệnh thông qua muỗi vằn (tên là Acdes acgipti). Đây là bệnh xảy ra quanh năm nhưng bệnh phát triển mạnh nhất và có thể thành dịch trong khoảng thời gian từ tháng 6-9. Là một bệnh chuyên khoa nguy hiểm với các triệu chứng sốt, xuất huyết, thoát huyết tương, rối loạn đông máu và giảm thể tích tuần hoàn nên nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong, nhất hòa khi hiện nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, để điều trị sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau. Đồng thời để chẩn đoán bệnh chính xác bác sĩ Giang lưu ý đến bạn những triệu chứng trong 3 ngày đầu tiên.

- Ngày 1: bệnh nhân sốt cao nhưng không sợ lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.

- Ngày 2: Người bệnh tiếp tục sốt cao liên tục. Trên người xuất hiện các nốt sốt xuất huyết ở dưới da, tay chân, mắt, cổ, trên bụng,...

- Ngày 3: Các dấu hiệu xuất huyết trở nên rõ ràng, kèm theo sốt cao, ngoài ra có thể chảy máu chân răng, mũi, kinh nguyệt bất thường, cảm giác khó chịu, đau bụng,… Trong quá trình xét nghiệm sẽ thấy tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3, khối lượng hồng cầu tăng 10-40% thì xác suất mắc bệnh có thể lên đến 90%.

- Ngày thứ 4-5: Bệnh nhân vẫn trong tình trạng sốt, các dấu hiệu sốt xuất huyết càng trở nên rõ ràng hơn như: sốt huyết ở niêm mạc, chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, phụ nữ kinh nguyệt sớm hoặc kéo dài hay xuất huyết tiêu hóa

Theo Tin Y học mới nhất, những trường hợp ở theo mức độ sốt độ III, IV nên nằm viện theo dõi cấp cưu điều trị Tây y còn cấp độ I-II có thể điều trị theo các phương pháp Đông y.

Bài thuốc dân gian chữa sốt xuất huyết hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết điều trị tại nhà đơn giản nhất

Chỉ với cây nhà lá vườn, bạn không chỉ phòng tránh các loại bệnh như gan nhiễm mỡ, bệnh đau dạ dày mà còn đánh tan lỗi sợ sốt xuất huyết. Trong khi đó điều trị sốt xuất huyết tại nhà được áp dụng phổ biến trong các gia đình mà bạn có thể áp dụng như sau:

Bài thuốc 1: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hòe sao vàng 12 g, rễ cỏ tranh 20 g, kim ngân (dùng cả hoa, lá, cuộng) 12 g, sài đất 20 g, lá cối xay sao vàng 8 g, hạ khô thảo 12 g, gừng tươi 3 lát. Trong trường hợp không có hạ khô thảo thay nằng lá bồ công anh 12 g. Khi đủ các dược liệu, bạn đem rửa sạch thuốc, riêng hoa hòe và lá ổi thì đem xay, sau đó cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút, đổ vào phích giữ ấm, uống ngày 3 lần.

Bài thuốc 2: Lá cúc tần 12 g, mã đề 16 g, trắc bách diệp (sao đen) 16 g, gừng tươi 3 lát, cây nhọ nồi 16 g, củ sắn dây 20 g, rau má 16 g, lá tre 16 g. Trong trường hợp không có lá trắc bách diệp thay bằng lá kinh giới sao đen 12 g, lá sen sao đen 12 g; củ sắn dây thay bằng lá dâu 16 g. Khi có đủ dược liệu, bạn đem rửa sạch, thái nhỏ (trừ các thứ đã sao đen) cho vào ấm đổ 600 ml, đun sôi 30 phút rồi đổ vào phích uống ấm và uống ngày 3 lần.

Đây là những bài thuốc với liều lượng được áp dụng cho người lớn, trong trường hợp là trẻ nhỏ, tùy theo độ tuổi mà có liều lượng khác nhau, trẻ em dưới 8 tuổi dùng 1/3 liều lượng, từ 8-14 tuổi dùng 1/2 liều. Trong trường hợp chảy máu nhiều cần tăng các vị cầm máu và sao đen như trắc bách diệp, lá sen. Còn nếu sốt cao có thể tăng vị giảm sốt như sài đất, sắn dây, cỏ nhọ nồi, kim ngân, lá tre.

Trên đây là hướng dẫn sốt xuất huyết và cách điều trị tại nhà phổ biến trong Y học Cổ truyền. Tuy nhiên, bạn không thể lơ là hoặc chủ qua khi bị sốt xuất huyết, trong trường hợp sốt cao, bạn nên đến cơ sở y tế để điều trị sốt xuất huyết hiệu quả nhất.

Nguồn: ytevietnam.net.vn