Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Khi lượng tiểu cầu trong máu bệnh nhân đã giảm mạnh sẽ gây ra sốt xuất huyết giảm tiểu cầu. Vậy khi bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu bạn nên ăn gì cho mau khỏe?

Ngày 23/06/2017, 06:10:12   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 21860

Đây là một bệnh chuyên khoa tự miễn với triệu chứng cơ bản là xuất huyết trên da, niêm mạc như chảy máu mũi, chân răng, chảy máu trong nội tạng như chảy máu dạ dày, chảy máu rong kinh, chảy máu não vô cùng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng và nâng lượng tiểu cầu lên thì bạn cần áp dụng chế độ ăn uống với người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu như sau.

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Tin tức y tế ghi nhận số vụ sốt xuất huyết hiện nay đang bùng phát với nhiều trường hợp đã tử vong. Nhiều trong số đó đã bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu ở mức độ nặng và không được ăn uống đủ chất. Chuyên gia y tế khẳng định rằng Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh chủ yếu cần điều trị bằng cách: nâng cao khả năng miễn dịch, nhằm nâng cao số lượng tiểu cầu, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống có thể giúp bạn bù lại lượng máu bị mất khi bị bệnh.

Bởi vậy, để chăm sóc và cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu ăn gì cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc cơ chính là phải đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất, đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Nếu áp dụng đúng thì trẻ sẽ nhanh chóng khỏe lại và có thể hồi phục với thời gian nhanh nhất. Đây cũng là khẳng định của một bác sĩ, một giảng viên hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội dành cho người nhà của bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu.

Người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống như dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng khỏe lại. Bởi sốt xuấ huyết giảm tiểu cầu cần chế độ dinh dưỡng thực sự đầy đủ. Đó là:

  • Tăng cường Protein: Đây là yêu cầu đầu tiên mà các bác sĩ khi điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Bởi việc bổ sung đủ chất đạm sẽ là nguyên liệu tạo máu hơn và ngăn ngừa thiếu máu cho người bệnh vì thế có thể nâng tiểu cần tăng lên với tốc độ nhanh hơn. Vì thế bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, hải sản như tôm, cua, cá, cá trứng, sữa, đậu nành,…tuy nhiên cần hạn chế ăn thịt vì sẽ có nguy cơ thừa chất khá cao.

Tăng cường bổ sung vitamin C vào cơ thể

Tăng cường bổ sung vitamin C vào cơ thể

  • Tăng cường bổ sung vitamin nhất là Vitamin C: Bởi vì sức đề kháng của chúng ta bắt nguồn từ vitamin C. Bởi vậy, bạn cần nâng cao hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, tăng tính bền thành mạch, hạn chế hiện tượng chảy máu bằng cách ăn hoa quả tươi. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn hoa quả chua, chứa nhiều nước để bổ sung chất. Các quả chứa vitamin nhiều như chanh, cam, bưởi, … vừa dễ tan trong nước và có thể tiêu rất nhanh. Vậy người bị sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu thì nên bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Thực phẩm giàu vitamin K cũng giúp tiểu cầu tăng lên nhanh chóng, hạn chế mất máu và tác dụng đông máu, giúp điều chỉnh các enzyme cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Bởi thế, khi bị bệnh chuyên khoa này, người nhà nên cho bệnh nhân ăn nhiều rau chứa vitamin K như rau diếp và rau mùi tây, ô liu, đậu tương, dầu hạt cải dầu. Rau cải hay bắp cải, súp lơ cũng là nguyên liệu phổ biến.

Vitamin K rất cần thiết cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Vitamin K rất cần thiết cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu Folic Acid: cũng là yêu cầu mà bác sĩ muốn bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm lượng tiểu cầu trong máu cần bổ sung thêm. Nếu thiếu hụt axit folic dẫn đến tăng trưởng tiểu cầu bất thường. Vì ăn nhiều cà chua và nước ép cà chua, đậu lăng, đậu xanh, ngô, bơ, măng tây, ngũ cốc hay rau bina là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Nhìn chung, theo kinh nghiệm của một bạn sinh viên đang theo học Trung cấp Y Dược từng chăm người thân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu thì nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, các chất để mau chóng nâng tiểu cầu và hồi phục.

Trang Minh