Các chuyên gia đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Đau tim là thuật ngữ chỉ chung cho những biểu hiện đau ngực của các bệnh lý tim mạch, những biểu hiện này xuất hiện khi dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim bị chặn lại. Bệnh nhân có thể thấy cảm giác đau nhói, căng tức, nặng nề ở vùng tim (hay vùng ngực trái)”.
-
Hậu quả nguy hiểm của việc “Hạ Kali máu” mà chưa chắc bạn đã biết
-
5 dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em nào cũng cần lưu ý
Đau tim là kẻ sát thủ thầm lặng đối với sức khỏe của bạn
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do các bệnh chuyên khoa tim mạch hay bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch,…Những căn bệnh này gây ra các mảng bám và bít tắc. Ngoài ra, cơn đau tim còn xuất hiện khi động mạch vành bị co thắt bởi các nguyên nhân ngoài tim như chất nicotin trong khói thuốc lá, hay tình trạng căng thẳng stress kéo dài. Tất cả những nguyên nhân này đều gây giảm dòng máu tới tim và khiến bạn có cảm giác đau tim.
Việc nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim sẽ giúp bạn phòng tránh chúng một cách hiệu quả.
Dấu hiệu "thầm lặng" cảnh báo cơn đau tim
Theo những tin tức y tế mới nhất, bệnh nhân đau tim thường xuất hiện các biểu hiện như đau ngực nhẹ, buồn nôn, nôn, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, ợ nóng, khó thở hoặc khó chịu ở cổ, hàm. Một cơn đau tim âm thầm sẽ có những biểu hiện gần giống của cơn đau dạ dày hoặc cúm hay khó tiêu. Tuy nhiên, không hoàn toàn vô hại như những bệnh này, cơn đau tim nhẹ cũng có thể để lại mô sẹo trên tim.
Bạn không nên coi thường những cơn đau tim nhẹ vì chúng có thể gây nên những mô sẹo trên cơ tim, mô sẹo trên cơ tim là nguyên nhân gây rối loạn dòng điện trong tim, gây bất thường nhịp tim. Khi những bất thường trong tim xảy ra, tim của bạn có teher đạp quá nhanh hoặc quá chậm khiến cho nó không kịp bơm máu. Điều này có thể dẫn tới ngừng tim đột ngột vô cùng nguy hiểm.
Bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm đau tim
Vì vậy điều tốt nhất mà các chuyên gia chuyên trang sức khỏe và giới tính của chúng tôi khuyên bạn chính là bạn cần được theo dõi khi thấy xuất hiện các dấu hiệu hay bản thân cảm thấy không khỏe. Đối với những người khỏe mạnh thì cơn đau tim thường hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu bạn ở độ tuổi trên 40, 50 cộng với có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường hoặc hút thuốc, thì bạn nên đi khám Bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu có các dấu hiệu kéo dài trên 20 phút hoặc các biểu hiện nặng lên khi hoạt động.
Ngay cả khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng nên đi khám định kỳ hàng năm. Những căn bệnh mãn tính như huyết áp cao mạn tính, tiểu đường, béo phì và hút thuốc cũng có thể gây tổn thương tim. Rất nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng, có rất nhiều bệnh nhân bị đột tử do những cơn đau tim nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào trước đó.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã biết thêm về chứng bệnh đau tim và có những biện pháp dự phòng bệnh một cách hợp lý.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn