Biến chứng đau mắt đỏ để lại nỗi ám ảnh in sâu lúc giao mùa

​​​​​​​Bệnh đau mắt đỏ không ngừng gia tăng lúc giao mùa, gây nguy hiểm không chỉ với người bệnh mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh với những biến chứng đau mắt đỏ khó lường.

Ngày 15/09/2017, 04:12:19   Tác giả :     Lượt xem: 11158

Hiện dịch đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh trong cộng đồng nhưng việc nhiều người vẫn chủ quan, cho rằng bệnh tự khỏi, đã dẫn đến những biến nguy hiểm, trường hợp xấu nhất là gây mù lòa… Do vậy cách nhận biết sớm để phòng ngừa.

Những biến chứng đau mắt đỏ nên nhận biết để phòng ngừa

Những biến chứng đau mắt đỏ nên nhận biết để phòng ngừa

Bệnh đau mắt đỏ và biến chứng phát sinh gây nguy hiểm cho đôi mắt

Bệnh đau mắt đỏ một khi gặp phải virus adenovirut có thể dẫn đến những biến chứng đau mắt đỏ nguy hiểm. Cụ thể, các biến chứng của bệnh đau mắt đỏ gây ra viêm kết mạc mạn tính đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn quanh năm; lông quặm, lông xiêu điển hình là t́ình trạng mắt mờ sau khi bị đau mắt đỏ làm tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp và chà sát liên tiếp vào giác mạc, gây tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.  

Biến chứng đau mắt đỏ nỗi sợ hại đối với nhiều người đã từng mắc bệnh

Biến chứng đau mắt đỏ nỗi sợ hại đối với nhiều người đã từng mắc bệnh

Do vệ sinh kém bị nhiễm khuẩn làm phát sinh các biến chứng đau mắt đỏ gây viêm mủ nhăn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mù. Viêm ở sụn mi là tổn thương làm bờ mi dày lên, xơ hóa, biến dạng sụn mi. Loét giác mạc làm bệnh nhân bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù.

Một số biến chứng đau mắt đỏ dễ nhầm với các bệnh thông thường

Không thể không nhắc đến những biến chứng đau mắt đỏ đối với những người bị mắc bệnh vì nếu không kịp thời nhận biết và xử lý nhanh thì hậu quả để lại sẽ là vô cùng to lớn. Một số biến chứng đau mắt đỏ dễ nhầm nhất như:

  • Bệnh có sự liên kết của nhiều bộ phận như viêm kết mạc ở mắt, đau họng và lên hạch ở gáy phía dưới hai tai nên được gọi là viêm kết mạc - họng - hạch. Rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh viêm kết mạc thông thường, nên khi thấy mắt đỏ chỉ nghĩ bị đau mắt nhẹ hay thấy khan giọng thì nghĩ đau họng mà không nghĩ đến đó là biến chứng của đau mắt đỏ đã để lại.

  • Hay như toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi - họng, nổi hạch trước tai dễ nhầm với các bệnh cảm bình thường nhưng biến chứng của đau mắt đỏ phức tạp hơn thông thường sẽ là bị viêm kết mạc -họng -hạch thì vi rút có thể tấn công cùng lúc ở cả mắt, họng và làm nổi hạch.

  • Đôi lúc bệnh này còn tấn công làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu gây tiểu rắt, buốt. Khác với viêm tiết liệu thông thường, bệnh đau mắt đỏ và biến chứng thường lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi vì vậy người bệnh cũng cần phải trang bị đeo kín khẩu trang tránh lây nhiễm cho người khác.

Bội nhiễm cũng là biến chứng đau mắt đỏ khá đáng sợ

Bội nhiễm làm cho giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút và cả nhiễm siêu vi nấm, dẫn tới viêm loét giác mạc. Nếu bị mờ mắt sau khi đau mắt đỏ có thể gây u hột ở giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi lan cả toàn bộ giác mạc; loạn thị sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ xát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực; viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống. Khô giác mạc, khô mắt: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, mờ hẳn, có thể dẫn đến trạng thái loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.

Một sô lưu ý khi nhận thấy biến chứng của đau mắt đỏ

Trong trường hợp thấy mắt mờ sau khi bị đau mắt đỏ cần đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cách điều trị. Người bệnh không được tự ý điều trị sẽ rất nguy hiểm Bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt và tra thuốc kháng sinh loại nhẹ để phòng bội nhiễm. Ngoài ra các biến chứng của đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh chỉ qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, quan hệ tình dục, hoặc tiếp xúc với những vật đã bị nhiễm mầm bệnh, đã bị nhiễm mầm bệnh, hay qua đường hô hấp. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn. Các bạn có thể vào chuyên mục bệnh chuyên khoa để tìm hiểu thêm các kiến thức về những bệnh khác sẽ giúp ích cho bản thân sau này.

Nguồn: ytevietnam.net.vn