Cái nhìn tổng quan đi sâu từng góc độ về đau mắt đỏ

​​​​​​​Một loại bệnh đang lây lan với tốc độ chóng mặt, đi kèm với đó là những nguy cơ cao dẫn đến mù lòa thủ phạm không ai khác đó chính là bệnh đau mắt đỏ.

Ngày 19/09/2017, 04:05:08   Tác giả :     Lượt xem: 9233

Thời điểm giao mùa cũng là lúc bệnh đau mắt đỏ bùng phát dữ dội nhất. Trước tình trạng đó chúng ta cần phải có cái nhìn chuyên sâu về đau mắt đỏ để biết cách điều trị và phòng ngừa dễ dàng.

Đau mắt đỏ đang là nỗi lo của nhiều người

Đau mắt đỏ đang là nỗi lo của nhiều người

Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn còn được nhiều người gọi với cái tên khác là bệnh viêm kết mạc cấp. Có nhiều nguyên nhân đau mắt đỏ khác nhau nhưng chỉ có nguyên nhân do virus là dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đau mắt đỏ vì bệnh có thể lây lan qua hô hấp, nước bọt, hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ phát sinh từ những tác động bên ngoài như bụi bẩn, thay đổi thời tiết khí hậu gây lên dịch bệnh.

Những triệu chứng đau mắt đỏ hay gặp nhất

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp là người bị nhiễm bệnh thường bắt đầu khi mắt cảm thấy khó chịu, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc vàng tùy tác nhân gây bệnh. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu.

Những triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp

Những triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi có hiện tượng đau mắt đỏ, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt, đau họng, mắt nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, đau họng, ho, tai xuất hiện hạch.

Một số dấu hiệu đau mắt đỏ có thể nhận biết với đau mắt thông thường

Bệnh đau mắt đỏ qua từng năm lại có những biến đổi về mức độ nguy hiểm cũng như các biểu hiện đau mắt đỏ cũng khác hơn. Do tính chất của bệnh khá phức tạp nên cần phải nhận biết sớm để có cách điều trị hiệu quả. Nhìn chung các dấu hiệu đau mắt đỏ có biến đổi nhưng vẫn cos một khung chung có thể nhận dạng như:

  • Chảy nhiều nước mắt
  • Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
  • Đau liên tục trong mắt (cảm giác cộm mắt)
  • Khó chịu với ánh sáng
  • Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)
  • Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)
  • Người bệnh đau mắt đỏ thường cảm thấy cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?

Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát và lây lan mạnh ra cộng đồng đi kèm với đó là các biến chứng đau mắt đỏ nguy hiểm có thể xảy đến. Nhiều người đang rất lo lắng và băn khoăn tìm câu trả lời về đau mắt đỏ lây qua đường nào. Một số con đường lây truyền bệnh đau mắt đỏ phổ biến hiện nay như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
  • Cầm, chạm vào các vật dụng đã nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
  • Những thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
  • Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Cách trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Khi bị đau mắt đỏ cấp phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý điều trị đau mắt đỏ bằng việc mua thuốc tra nhỏ. Điều trị có hiệu quả nhất khi tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.

Một số cách trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất

Một số cách trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất

Ngoài ra cách chữa đau mắt đỏ nếu bị viêm kết mạc do vi khuẩn là dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù. Nếu viêm kết mạc do virus thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn.

Phương pháp sơ trị bệnh đau mắt đỏ phòng ngừa lây lan

Khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ cần thực hiện các bước sơ trị và những công việc khác để chữa trị, phòng ngừa lây lan như sau:

  • Tuyệt đối không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối).
  • Lau rửa dịch dử mắt 2 lần/ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay

Các cách phòng bệnh đau mắt đỏ đơn giản mà hiệu quả cao

Đối với những người chưa mắc bệnh cách tốt nhất để phòng bệnh đau mắt đỏ là cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang. Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần. Ngoài ra còn một số cách phòng tránh đau mắt đỏ hữu hiệu khác như sau:

  • Chú ý tới vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
  • Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, gối.
  • Khăn mặt cần phải được giặt bằng xà phòng và phơi nắng mỗi ngày.
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Bệnh đau mắt đỏ mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thị lực đối với những người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu chủ quan không chữa đau mắt đỏ kịp thời, sẽ dẫn đến những biến chứng đau mắt đỏ nghiêm trọng ảnh hường đến sau này. Do vậy ngay từ thời điểm mỗi người nên chủ động bảo vệ chính chính bản thân mình trước nguy cơ lây nhiễm dịch bằng việc giữ gìn vệ sinh cho đôi luôn sạch đẹp. Nếu bị mắc bệnh cần biết đau mắt đỏ kiêng gì để nhanh khỏi. Hy vọng qua bài viết trên phần nào giúp các bạn có cái nhìn bao quát nhất về bệnh đau mắt đỏ để có cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập vào chuyên mục bệnh chuyên khoa tích lũy thêm cho mình kiến thức về các loại bệnh theo mùa.  

Nguồn: ytevietnam.net.vn