- Tổng hợp các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
- Viêm mũi dị ứng có tính di truyền không? Những yếu tố tác động đến bệnh
- Đau cơ vai dai dẳng có đáng lo ngại không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Theo bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu cụ thể qua bai viết dưới đây nhé!
1. Hồi sức tim phổi (CPR) là gì?
Hồi sức tim phổi (CPR) là một phương pháp cấp cứu quan trọng, giúp duy trì tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho não. Quy trình này kết hợp giữa ép tim trong lồng ngực và thổi ngạt (thông khí nhân tạo), nhằm cứu sống người gặp phải tình trạng suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn. Vậy khi nào ta cần thực hiện CPR cho nạn nhân?
Cần bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức nếu nạn nhân xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Mất ý thức, không phản ứng khi gọi hoặc kích thích đau.
- Không thở hoặc chỉ thở ngáp (agonal breathing).
- Không có dấu hiệu tuần hoàn hiệu quả (trong cấp cứu nâng cao có thể xác định bằng cách bắt mạch, nhưng trong cấp cứu cơ bản, chỉ cần xác định không thở là đủ để bắt đầu CPR).
Việc thực hiện CPR đúng cách sẽ giúp duy trì tuần hoàn tạm thời, cung cấp oxy cho não và tim, tăng khả năng sống sót cho nạn nhân trước khi được hỗ trợ y tế chuyên sâu.
Vị trí ép tim đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR
2. Tầm quan trọng của vị trí ép tim trong CPR
Việc ép tim đúng vị trí là yếu tố quyết định trong kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR), ảnh hưởng lớn đến sự sống và tình trạng sức khỏe lâu dài của nạn nhân. Khi ép tim tại vị trí đúng, lực nén có thể tạo đủ áp lực để duy trì lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não và tim.
Cụ thể, tầm quan trọng của việc ép tim đúng vị trí trong CPR bao gồm:
- Tăng hiệu quả bơm máu: Ép tim đúng vị trí giúp máu được đẩy đi một cách hiệu quả, cung cấp oxy cho não và giảm thiểu các tổn thương không đáng có.
- Giảm nguy cơ tổn thương: Khi ép tim đúng kỹ thuật, nguy cơ gãy xương sườn hoặc tổn thương nội tạng được hạn chế.
- Tăng cơ hội sống cho nạn nhân: Thực hiện kỹ thuật ép tim đúng giúp duy trì tuần hoàn máu, kéo dài thời gian chờ cấp cứu và gia tăng cơ hội sống cho nạn nhân.
Việc ép tim đúng vị trí có vai trò quan trọng trong việc duy trì tuần hoàn máu và sự sống của nạn nhân. Nếu ép tim sai cách, có thể gây chấn thương nghiêm trọng, làm tổn thương phổi và cản trở quá trình cấp cứu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân.
3. Cách xác định vị trí ép tim
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách xác định vị trí ép tim trong hồi sức tim phổi (CPR):
Người lớn
Vị trí ép tim chính xác ở người lớn là phần dưới giữa xương ức, ngay trên đường nối 2 núm vú. Khi thực hiện ép tim, đặt gốc bàn tay của một tay vào trung tâm xương ức (1/2 dưới xương ức), tay còn lại chồng lên trên, đan các ngón tay vào nhau. Giữ khuỷu tay thẳng và vai thẳng hàng với bàn tay, ép xuống theo phương vuông góc với lồng ngực. Độ sâu ép khoảng 5 - 6 cm đối với người lớn và tần số ép tim từ 100 - 120 lần/phút.
Giữ khuỷu tay thẳng và tạo góc vuông với lồng ngực của nạn nhân
- Trẻ từ 1 - 8 tuổi
- Tương tự như người lớn, vị trí ép tim ở trẻ từ 1 - 8 tuổi nằm ở phần dưới giữa xương ức.
- Sử dụng một tay để ép tim thay vì hai tay như ở người lớn.
- Giữ tay vuông góc với lồng ngực và sử dụng lực vừa phải.
- Độ sâu ép tim khoảng 4 - 5 cm và tần số ép tim từ 100 - 200 lần/phút.
- Trẻ dưới 1 tuổi
- Ở trẻ dưới 1 tuổi, vị trí ép tim nằm trên xương ức, giữa đường nối 2 núm vú.
- Dùng 2 ngón tay (thường là ngón trỏ và ngón giữa) để ép tim cho trẻ.
- Khi thực hiện, cần giữ các ngón tay vuông góc với lồng ngực, độ sâu khoảng 3 - 4 cm và tần số ép tim từ 100 - 120 lần/phút.
4. Sai lầm phổ biến khi thực hiện ép tim
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi thực hiện ép tim mà bạn cần lưu ý. Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
- Lực ép tim quá mạnh hoặc quá nhẹ: Ép tim quá mạnh có thể gây gãy xương và tổn thương phổi nghiêm trọng. Ngược lại, ép quá nhẹ sẽ không đủ lực để đẩy máu đi và giảm hiệu quả của quá trình hồi sức tim phổi. Lực ép cần được điều chỉnh vừa phải, phù hợp với từng đối tượng để đảm bảo hiệu quả cấp cứu tốt nhất.
- Đặt tay sai vị trí: Đặt tay quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm tác dụng của việc hồi sức tim phổi (CPR).
- Tư thế ép sai: Nếu khuỷu tay không thẳng và vuông góc với lồng ngực khi ép tim, lực ép sẽ yếu và hiệu quả của CPR sẽ giảm. Đặt tay không chắc chắn cũng khiến lực ép bị phân tán, làm giảm áp lực lên tim và làm giảm hiệu quả cứu sống.
- Chỉ ép tim mà không kết hợp thổi ngạt: Nếu nạn nhân không thở, cần kết hợp ép tim và hô hấp nhân tạo. Điều này sẽ tăng cơ hội sống cho nạn nhân.
- Tần suất giữa các nhịp ép tim và hô hấp nhân tạo quá lâu: Dừng ép tim quá lâu có thể làm gián đoạn tuần hoàn máu, giảm cơ hội sống của nạn nhân.
Chỉ ép tim không thổi ngạt là sai lầm phổ biến
Việc xác định đúng vị trí và thực hiện ép tim đúng cách trong hồi sức tim phổi (CPR) rất quan trọng, giúp duy trì tuần hoàn máu và tăng cơ hội sống cho nạn nhân. Mỗi đối tượng có cách xác định vị trí ép và tần suất riêng, vì vậy hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về CPR để hành động khi cần thiết.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn