Cách phát hiện và xử trí nhanh nhất khi bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một trong những dị ứng cấp tính toàn thể, nếu không được xử trí và điều trị kịp thời có thể đa dọa đến tính mạng của nạn nhân.

Ngày 19/05/2017, 08:10:34   Tác giả :     Lượt xem: 2702

Sốc phản vệ là một dạng dị ứng cấp tính của toàn bộ cơ thể, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Một số trường hợp bệnh nhân sốc phản vệ không xác định được nguyên nhân chính xác, hoặc do nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau, gây khó khăn cho việc chẩn đoán”.

Sốc phản vệ có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được xử trí kịp thời

Sốc phản vệ có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được xử trí kịp thời

Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ

Sốc phản vệ là bệnh chuyên khoa, dấu hiệu của bệnh có thể nhận thấy ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, chủ yếu ở da, niêm mạc, đường hô hấp và hệ tim mạch. Sốc phản vệ thường gặp nhất là do dị ứng thuốc bao gồn cả các loại thuốc uống uống tiêm, thuốc truyền,…hoặc do cả thức ăn và nọc côn trùng. Sốc phản vệ do thức ăn thường gây ra do các loại thủy hải sản, trứng và lạc…

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên lạ, bệnh nhân đột ngột cảm thấy khó chịu, ớn  lạnh, hoảng hốt, lo sợ, sau đó nhanh chóng xuất hiện các biểu hiện ở da, niêm mạc, bệnh nhân cảm thấy nóng bừng, nổi ban đỏ ngứa, phù mắt, phù môi, ngạt mũi…Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó thở, thở rít, ở hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy  và hệ tim mạch bệnh nhân cảm thấy đau ngực, đau đầu, chóng mặt, ngất, tái nhợt, tụt huyết áp.

Dấu hiệu ngoài da là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của sốc phản vệ

Dấu hiệu ngoài da là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của sốc phản vệ

Các dấu hiệu ở da và niêm mạc có thể không đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại là những giá trị đầu tiên có giá trị rất quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của sốc phản vệ. Khi thấy các dấu hiệu này bạn cần thực hiện những điều sau đây để cứu sống bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch.

Nên làm gì khi gặp bệnh nhân bị sốc phản vệ

Điều đầu tiên khi gặp bệnh nhân sốc phản vệ bạn nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Khi bệnh nhân đã được đưa đến cơ sở y tế thì tùy từng bệnh nhân cũng như sức khỏe của người bệnh mà các Bác sĩ sẽ có cách xử trsi hợp lý. Thuốc tân dược sử dụng chính trong điều trị sốc phản vệ là Andrenalin, Andrenalin được sử dụng theo hác đồ chống sốc đã được ban hành của Bộ Y tế, tuy nhiên việc sử dụng liều như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ năng tay nghề và trang thiết bị có tại cơ sở y tế. Việc sử dụng adrenaline để tiêm bắp vẫn là biện pháp điều trị căn bản và có tính chất quyết định cứu tính mạng bệnh nhân đối với dạng phản ứng nguy hiểm này.

Adrrenaline vẫn có thể gây nhiều các tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt khi sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch, thường gặp nhất là run chân tay, nhịp tim nhanh, đau tức ngực... một số nghiên cứu mới nhất cũng đã chỉ ra rằng, bệnh nhân có thể mắc một số bệnh thuộc hệ tim mạch nếu sử dụng adrenaline thường xuyên.

Sốc phản vệ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Sốc phản vệ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Nếu bệnh nhân sốc phản vệ do nguyên nhân tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc do côn trùng đốt, bạn có thể garo phía trên vị trí tiêm sau đó chườm lạnh để hạn chế sự xâm nhập của dị nguyên vào máu do chườm lạnh có tác dụng co mạch. Những trường hợp bệnh nhân sốc phản vệ do thức ăn thì nên được rửa dạ dày để loại bỏ những thức ăn gây dị ứng còn sót lại. Sau khi bệnh nhân ổn định hơn, người bệnh vẫn cần được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 6-24 giờ để đề phòng sốc phản vệ có thể tái phát.

Điều cuối cũng mà các chuyên gia luôn muốn nhắc ban đó là nếu bạn đã có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử bị sốc phản vệ thì phải được tư vấn và hướng dẫn để có thể nhận biết được các dấu hiệu sớm của sốc phản vệ và có những biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn