Viêm phế quản cấp và những điều bạn cần biết

Viêm phế quản cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể trở thành viêm phế quản mãn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ngày 19/05/2017, 07:55:04   Tác giả :     Lượt xem: 2975

Theo các Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Bệnh viêm phế quản cấp là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân”.

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh viêm phế quản

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh chuyên khoa đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, các niêm mạc phế quản bong ra kết hợp với dịch tiết tạo thành đờm. Do đó lòng phế quản bị phù nề chít hẹp, làm cho bệnh nhân có cảm giác khó thở và mệt mỏi.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp hay gặp ở những bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là người cao tuổi, nằm liệt….rất dễ mắc chứng bệnh này vì bệnh nhân lớn tuổi khả năng thanh thải đờm và dịch tiết kém, các dịch tiết này ứ đọng lại gây phế quản cấp.

Theo tin tức y tế mới nhất, nguyên nhân gây viêm phế quản thường do các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là phế cầu, tụ cầu, Hemophilus influeznzae, Klebsiella, nấm Candida albicans…Bình thường các vi sinh vật này chung sống hòa bình với con người, nhưng khi cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch kém đi thì chúng sẽ gây bệnh. Bên cạnh đó, trong không khí cũng có vô số các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các loại virút lấy bệnh qua đường hô hấp virút cúm…, nếu bạn hít phải chúng  khi sức chống đỡ kém sẽ mắc bệnh là điều khó tránh khỏi.

Bệnh nhân viêm phế quản thường ho nhiều kèm theo khó thở

Bệnh nhân viêm phế quản thường ho nhiều kèm theo khó thở

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy chính là các dấu hiệu: hắt hơi, sổ mũi, , tức ngực ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể (biểu hiện của việc viêm long đường hô hấp trên). Nếu bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau  5 – 7 ngày mà không cần điều trị gì. Với những người cao tuổi, sức đề kháng kém cho nên rất khó để bệnh có thể tự khỏi, nhất là người ốm yếu dài ngày, nằm liệt, ăn uống thiếu chất.

Ở giai đoạn sau, người ta gọi là giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sốt cao 38 – 390C, cũng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân sốt cao lên đến hơn 400C, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, cảm giác nóng rát sau xương ức, nhức mỏi xương khớp,  đau tăng lên khi ho.

Tuy nhiên, một bệnh nhân cao tuổi do sức đề kháng yếu, nằm lâu, ít vận động nên có thể không thấy dấu hiệu ho và sốt nhiều (do phản ứng của cơ thể yếu dần). Người bệnh có cảm giác khó thở từ nhẹ đến nặng, có thể có tiếng thở rít, ho khan, ho thành nhất là nửa đêm về sáng khi thời tiết lạnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết, nặng nhất là tử vong.

Viêm phế quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tiểu phế quản...

Viêm phế quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tiểu phế quản...

Biến chứng viêm phế quản và nguyên tắc điều trị và phòng bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản cấp đa số là tiến triển lành tính và thường khỏi sau 2 tuần điều trị, không để lại di chứng gì. Tuy vậy, ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào lâu năm, người cao tuổi có sức đề kháng kém, có thể có bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết,…

Khi bạn đột ngột thấy có các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…, bạn cần đi khám ngay. Với người cao tuổi sức yếu, người thân cần hết sức quan tâm, nhất là những bệnh nhân ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch tiết. Trước khi cho bệnh nhân sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người nhà không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm

Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn