Đau dạ dày cấp là bệnh chuyên khoa tiêu hóa rất hay gặp trong đời sống hiện đại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển thành viêm dạ dày mãn tính, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày.
- Nguyên nhân và cách chăm sóc bệnh nhân mắc viêm đại tràng mạn tính
- Cách phát hiện và xử trí nhanh nhất khi bị sốc phản vệ
- Viêm phế quản cấp và những điều bạn cần biết
Bệnh viêm dạ dày ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp thường là do vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (viết tắt HP). Nguyên nhân nữa cũng rất phổ biến đó là đau dạ dày cấp do sử dụng quá nhiều rượu, bia, một số người sử dụng qua nhiều các thuốc kháng viêm để điều trị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.
Những bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc tân dược như một số loại thuốc chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac…), hoặc dùng corticoid (prednisoon, methylprednisolon, solumedrol…). Bởi vì, các thuốc này làm giàm một chất quan trọng có tác dụng quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, thậm chsi chúng có thể khiến bạn bị xuất huyết dạ dày, đặc biệt là nhóm thuốc chứa corticoid. Khi bạn sử dụng quá nhiều rượu bia có thể khiến dạ dày của bạn bị kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày gây đau dạ dày cấp tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây những cơn đau dạ dày cấp
Ngoài những nguyên nhân trên, cũng có rất nhiều các yếu tố thuận lợi gây nên những cơn đau dạ dày cấp như: ngộ độc thực phẩm, ăn uống không điều độ, chế độ ăn uống không phù hợp. Ngoài ra, những bệnh nhân nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên căng thẳng thần kinh, stress kéo dài là một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm dạ dày cấp.
Dấu hiệu nhận biết của viêm dạ dày cấp
Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận ra đó là đau thượng vị, kèm theo nóng rát, cồn cào vùng thượng vị. dấu hiệu đau vùng thượng vị thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc quá đói. Nguyên nhân là do niêm mạc dạ dày đang bị viêm xung huyết, khi thức ăn vào sẽ tác động vùng niêm mạc sẽ gây đau dữ dội.
Theo tin tức y học mới nhất, rất nhiều bệnh nhân bị đau vùng thượng vị sau khi ăn khoảng 2 – 3 h, hoặc khi bạn đói bụng thì những cơn đau dạ dày cũng bắt đầu xuất hiện, cơn đau có thể xuất hiện lúc nửa đêm gần sáng khiến bệnh nhân mất ngủ. Điều này khiến bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cuộc sống thường ngày. Tính chất cơn đau dạ dày thường không đau dữ dội mà đau âm ỉ, cảm giác rát bỏng, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn, có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lan ra sau lưng…
Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân đau dạ dày
Ngoài dấu hiệu đặc trưng là đau vùng thượng vị, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều, ăn xong nôn ngay. Khi nôn hết thức ăn, bệnh nhân thấy giảm đau bụng, nhưng một thời gian sau cơn đau lại xuất hiện trở lại. Nếu nôn nhiều sẽ làm cho bệnh nhân hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi do mất nước và chất điện giải , khiến bệnh nhân mệt mỏi suy kiệt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy một số dấu hiệu như: ợ hơi, ợ chua, đi lỏng, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, sinh hơi nhiều (trung tiện nhiều) và chán ăn.
Mong rằng với những gì mà chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu sớm nhất nhận biết bệnh viêm dạ dày để có cách điều trị phù hợp.
Ngọc Mai – Ytevietnam.net.vn