- Nằm nghiêng bên nào tốt cho tim? Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tim mạch
- Xử lý thế nào khi quên uống thuốc huyết áp?
- Vớ giãn tĩnh mạch: Lợi ích và hướng dẫn sử dụng theo khuyến nghị
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cụ thể gồm:
1. Kiểm soát cân nặng và duy trì thể trọng hợp lý
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm suy yếu khớp gối, gia tăng nguy cơ viêm do áp lực lớn kéo dài. Vì vậy, kiểm soát cân nặng và duy trì mức cân hợp lý giúp giảm đau do viêm khớp gối, đồng thời hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp.
Bên cạnh lợi ích cho hệ xương khớp, duy trì cân nặng ổn định còn góp phần ngăn ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,...
2. Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa, nhưng việc bổ sung dưỡng chất phù hợp giúp tăng cường độ linh hoạt, chắc khỏe của sụn khớp, kiểm soát cân nặng và hạn chế nguy cơ viêm khớp tái phát.
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, omega-3, beta-carotene,... để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa thoái hóa khớp gối.
Vận động thể chất là cách hỗ trợ làm giảm các cơn đau do thoái hóa khớp gối.
3. Duy trì thói quen vận động
Người bị thoái hóa khớp gối nên tập các bài vận động nhẹ nhàng để giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Một số bài tập phù hợp bao gồm đi bộ, đạp xe, thái cực quyền, bơi lội, co duỗi cơ và yoga.
Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo độ dẻo dai cho xương khớp, đồng thời duy trì thói quen vận động hiệu quả.
4. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị
Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối, bao gồm:
- Massage, xoa bóp khớp gối:
Thoái hóa khớp gối thường gây co thắt cơ, dẫn đến đau nhức và khó chịu. Việc xoa bóp thường xuyên giúp kích thích tuần hoàn máu đến khớp, giảm căng cơ và giảm đau. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh:
Phương pháp này giúp giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng cứng khớp.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Đau khớp gối có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tổng thể. Để ngủ ngon hơn, người bệnh nên duy trì giờ giấc ngủ hợp lý, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ và kê cao chân nhằm giảm áp lực lên khớp gối.
5. Sử dụng nẹp để hỗ trợ khớp gối
Nẹp đầu gối là một công cụ y tế giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối bằng cách giảm áp lực lên khớp, đồng thời hỗ trợ người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.
Hiện nay có nhiều loại nẹp gối khác nhau, như nẹp hỗ trợ phục hồi chức năng, nẹp giảm áp,... Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại nẹp phù hợp với tình trạng của mình.
6. Sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị thoái hóa khớp gối
Khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả đáng kể, thuốc giảm đau có thể là giải pháp giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn. Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn:
Gồm NSAIDs (như ibuprofen, aspirin) hoặc paracetamol,... giúp giảm đau và viêm nhẹ.
- Thuốc giảm đau kê đơn:
Được chỉ định khi thuốc không kê đơn không hiệu quả. Bác sĩ có thể đề xuất NSAIDs chọn lọc COX-2, giúp hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày và thận so với NSAIDs thông thường.
- Thuốc giảm đau dạng gel hoặc kem bôi:
Giúp giảm đau tại chỗ mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Lưu ý rằng các loại thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi thoái hóa khớp gối. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hãy sử dụng nẹp y tế để hỗ trợ bảo vệ khớp gối, ngăn ngừa thoái hóa và chấn thương
7. Tiêm nội khớp
Một số phương pháp tiêm có thể được áp dụng để kiểm soát cơn đau và hỗ trợ cải thiện chức năng khớp:
- Tiêm steroid:
Corticosteroid hoặc glucocorticoid được tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm đau và viêm. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì sử dụng lâu dài có thể gây bào mòn sụn khớp.
- Tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu):
Chứa lượng tiểu cầu gấp 2–8 lần huyết tương thông thường, giúp kích thích quá trình tự phục hồi của mô khớp, giảm đau và cải thiện vận động.
- Tiêm các chế phẩm khác:
- Tế bào gốc: Giúp tái tạo mô sụn, hỗ trợ phục hồi tổn thương khớp.
- Axit hyaluronic: Bôi trơn và giảm đau khớp, giúp cải thiện chức năng vận động.
8. Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối
Trong trường hợp thoái hóa khớp tiến triển nghiêm trọng và các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, phẫu thuật có thể là lựa chọn phù hợp. Các phương pháp phổ biến gồm:
- Phẫu thuật nội soi:
Là kỹ thuật tiên tiến giúp loại bỏ mô tổn thương với ít xâm lấn, hạn chế biến chứng, giảm đau và mất máu sau phẫu thuật.
- Phẫu thuật thay khớp gối:
Loại bỏ phần khớp bị tổn thương và thay thế bằng khớp nhân tạo làm từ vật liệu sinh học hoặc kim loại có độ bền cao.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo và tuân thủ hướng dẫn vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động khớp gối.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn