- Tác dụng của thuốc Pharmaton như thế nào?
- Lạm dụng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào?
- Thuốc Atorvastatin có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Thực phẩm tuyệt đối kiêng kỵ với bệnh nhân mắc bệnh Gout
Gout là 1 hội chứng gây ra bởi tình trạng viêm do sự lắng đọng của tinh thể monosodium urate monohydrate hậu quả của acid uric máu cao. Có 2 hình thức: Gout cấp và Gout mãn. Tăng acid uric có thể do yếu tố môi trường hoặc yếu tố gen. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé:
Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết Gout thường gặp ở đối tượng nào, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ra sao?
Trả lời:
Tỉ lệ mắc bệnh Gout khoảng1 % dân số, trong khi tỉ lệ acid uric máu cao gặp khoảng 10 - 13,2% ở người lớn. Gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Gout thường gặp ở nam hơn nữ, tỉ lệ 10:1. Đa số tự khởi phát sau 40 tuổi.Hình thức cấp tính xảy ra như 1 bệnh khớp tự khỏi. Hình thức mãn gắn liến với sự tạo thành nốt Tophi và phá hủy xương khớp. Bệnh thường kết hợp với béo phì, uống rượu, cao huyết áp,suy thận và dùng thuốc lợi tiểu. Khớp đầu tiên bị ảnh hưởng là khớp bàn ngón ngón 1 bàn chân, sau đó là các khớp cổ chân, khuỷu, gối.
Hỏi: Vậy thì có những nguyên nhân nào có khả năng gây ra Gout?
Trả lời:
Tình trạng acid uric máu cao liên quan đến nhiều yếu tố như khối lượng cơ thể, gen, hemoglobin và chế độ ăn.
Nguyên nhân gây acid uric máu cao
- Giảm bài tiết a.uric (tỉ lệ 90%)
- Giảm độ lọc cầu thận với urate gặp trong các bệnh lý
- Cao huyết áp
- Cường phó giáp
- Suy giáp
- Tăng các acid vô cơ (vận động nhiều, nhịn đói, uống rượu-bia.)
- Hội chứng Down
- Suy thận mãn
- Bệnh thận kèm tiểu đường
- Do sử dụng một số thuốc
- Lợi tiểu
- Salicylate (liều thấp)
- Pyrazinamide
- Ethambutol
- Nicotinic acid
- Cyclosporine
Những nguyên nhân nào có khả năng gây ra Gout?
Tăng sản xuất a.uric (10%)
- Nguyên phát: Tăng tổng hợp purine
- Không rõ nguyên nhân
- Thiếu men hypoxanthine guanine phosphoribesyltransferase
- Thiếu men AMP cleoninase
- Thứ phát
- Thiếu Glucose-6-phosphate
- Hodgkin
- Lymphosarcoma
- Myeloma
- Thuốc điều trị K
Hỏi: Vậy thì nguyên tắc điều trị Gout là gì và có thể sử dụng các biện pháp nào để điều trị Gout?
Trả lời:
Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi nhận thấy rằng để điều trị bệnh chuyên khoa Gout hiệu quản cần đảm bảo 3 mục tiêu điều trị cơ bản sau đây:
- Làm hạ và duy trì acid uric máu ở mức cho phép
- Khống chế các đợt viêm khớp Gout cấp
- Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo
Khống chế các đợt viêm khớp Gout cấp, có thể sử dụng: Colchicine, kháng viêm Nonsteroid (NSAID), corticosteroid chỉ sử dụng khi các thuốc tiêm không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, bên cạnh đó nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động khi khớp sưng đau.
Làm hạ và duy trì a.uric máu ở mức cho phép (<300mol/L hoặc <5mg/dL): Hạn chế thức ăn chứa nhiều nhân Purine (tim, gan, trứng, thịt, cá, hải sản). Dùng thuốc. Giảm tổng hợp acid uric: Allopminol, Febuxostat. Không sử dụng khi đang đợt viêm cấp. Bắt đầu ở liều thấp và tăng dần tới liều điều trị. Sử dụng liên tục không ngắt quãng
Tăng thải acid uric: Probenecid, Sulfinpyrazone. Kiềm hóa nước tiểu bằng chế độ ăn nhiều rau xanh, thuốc sodium bicarbonate, acetazolamine.
Hỏi: Gout dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, vậy Bác sĩ có thể cho biết cần phân biệt Gout với các bệnh lý nào?
Trả lời:
Cần chuẩn đoán phân biệt cơn viêm khớp Gout cấp với:
- Viêm khớp nhiễm trùng
- Giả Gout (PseudoGout)
- Chấn thương khớp và quanh khớp
- Lao khớp
- Thoái hóa khớp
Phân biệt Gout mãn với:
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp
Hỏi: Theo tôi được biết bệnh nhân Gout không nên ăn nhiều thịt đỏ, điều này có đúng không vậy thưa Bác sĩ? Và ngoài thịt đỏ, bệnh nhân Gout cần tránh các loại thực phẩm nào nữa?
Trả lời:
Các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, thịt dê...) chứa lượng purine rất cao. Vì thế, bệnh nhân Gout không nên ăn thịt đỏ mà thay vào đó có thể chọn các loại thịt trắng. Ngoài thịt đỏ, những người bị Gout cũng cần tránh xa các loại thực phẩm sau:
Chế độ ăn hợp lý cho người mắc bệnh gout
- Các phủ tạng động vật (thận, gan, tim, óc, lưỡi, lòng...) cũng chứa nhiều purine sẽ chuyển thành acid uric.
- Các loại hải sản (cua, ốc,...) cũng cần hạn chế.
- Các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng tây, măng trúc, bạc hà cũng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric cơ thể.
- Đặc biệt nên tránh xa rượu bia vì rượu bia gây hại cho gan thận làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric. Do đó bệnh nhân Gout càng phải tránh xa rượu bia.
Thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ (nhất là cà chua rất tốt cho bệnh Gout) do làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm hình thành acid uric. Đồng thời nên uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày để tạo điều kiện đào thải acid uric), bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu bệnh nhân bị thừa cân béo phì thì cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn để giảm cân, lưu ý cần chọn hình thức vận động phù hợp với sức khỏe.
Tôi hy vọng rằng qua cuộc trò chuyện hôm nay, các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về việc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân Gout.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn