- Khi nào nên ngừng bổ sung vitamin D cho trẻ?
- Trẻ em bị thiếu sắt có những biểu hiện gì? Hướng dẫn bổ sung sắt
- Uống nước ép trái cây như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Trẻ phát triển chiều cao tối ưu và khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Ảnh minh hoạ
Làm thế nào trẻ em phát triển chiều cao?
Trẻ lớn lên thông qua việc xương của họ phát triển, trở dài và to ra. Sự tăng trưởng này không xảy ra đồng đều trên toàn bộ chiều dài của xương, thay vào đó, nó tập trung chủ yếu ở hai đầu xương do sự phát triển của sụn tăng trưởng, đặc biệt là ở các điểm gần khớp gối, vai, và cổ tay.
Quá trình tăng trưởng diễn ra từ từ trong suốt thời thơ ấu. Tuy nhiên, khi đến tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều trải qua giai đoạn bùng nổ tăng trưởng.
Đến độ tuổi thanh niên, tốc độ phát triển xương giảm và không còn tăng dài thêm. Sụn tăng trưởng ở đầu xương không còn có khả năng chuyển hóa thành xương vì đã biến đổi hoàn toàn. Do đó, chiều cao của trẻ sẽ không còn tăng thêm và khi chụp X-Quang, không thể nhìn thấy hình ảnh của sụn tăng trưởng ở đầu xương.
Khi chụp X-Quang ở khu vực dưới, nếu vẫn có hình ảnh của sụn tăng trưởng, đó có nghĩa là chiều cao vẫn còn tiềm năng để phát triển. Thường thì con gái ngừng phát triển chiều cao sớm hơn khoảng 1 hoặc 2 năm so với con trai, vì vậy chiều cao trung bình của con trai thường lớn hơn so với con gái.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết có nhiều yếu tố góp phần vào chiều cao của con người, bao gồm:
Yếu tố di truyền: Chiều cao và tầm vóc của trẻ chịu ảnh hưởng từ di truyền (gen), nhưng chỉ chiếm khoảng 23% tổng số yếu tố ảnh hưởng.
Dinh dưỡng: Nghiên cứu chỉ ra dinh dưỡng chiếm đến 32% vai trò trong phát triển chiều cao của trẻ. Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của việc cung cấp chế độ ăn uống hợp lý.
Vận động: Chế độ vận động chiếm 20% sự phát triển chiều cao ở trẻ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập thể dục thường xuyên cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học.
Yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào môi trường sống, thói quen nghỉ ngơi, yếu tố bẩm sinh và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai...
Có một số hiểu lầm về việc tăng chiều cao ở trẻ
Mỗi độ tuổi của trẻ, từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên, đều có các giai đoạn phát triển và mốc trưởng thành khác nhau.
Không nên áp dụng chế độ ăn kiêng cho thanh thiếu niên vì đây là thời kỳ quan trọng cần lượng dinh dưỡng đầy đủ để hỗ trợ sự phát triển về cân nặng và chiều cao.
Nếu trẻ tăng cân nhanh chóng, không nên tự áp dụng chế độ ăn kiêng như người lớn mà nên thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh phù hợp cho quá trình phát triển của con.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng
Trên thị trường có nhiều quảng cáo về thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao, tuy nhiên Sược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ hầu hết đều chứa Canxi, vitamin D3, vitamin K2 (MK7). Ngoài ra, một số sản phẩm cũng có chứa hormone tăng trưởng.
Hormone tăng trưởng, còn được gọi là Growth Hormone (GH), được sản xuất bởi tuyến yên và có ảnh hưởng đến hầu hết các tế bào trong cơ thể. Nó kích thích tăng trưởng tế bào, tạo điều kiện cho quá trình phát triển kích thước và thúc đẩy sự phân bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào. Ngoài ra, nó cũng tác động đến việc phân giải mô mỡ để cung cấp năng lượng, giảm sử dụng glucose và có ảnh hưởng gián tiếp đến mô sụn và xương.
Sự bài tiết hormone tăng trưởng được cơ thể điều chỉnh tự nhiên phù hợp với giai đoạn phát triển.
Thuốc chứa hormone tăng trưởng là sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học tái tổ hợp gen người (hGH = human growth hormone). Chúng thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh, bao gồm việc tăng chiều cao cho trẻ em có chiều cao khiêm tốn do mức độ hormone tăng trưởng trong máu thấp khi xét nghiệm, tuy nhiên việc sử dụng này cũng được hạn chế.
Đối với trẻ có chiều cao khiêm tốn không phải do thiếu Growth Hormone (GH), việc sử dụng hormone tăng trưởng (hGH) không mang lại hiệu quả. Việc sử dụng hGH ở liều cao hoặc kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ như giữ nước, phù, sưng ngón tay, phát triển vú ở nam giới, đau đầu, tình trạng ngủ gà, đau và sưng khớp, cũng như cảm giác đầy bụng.
Sử dụng hGH trong thời gian dài, đặc biệt là ở những người đã vượt qua giai đoạn phát triển, có thể gây ra các vấn đề như tăng kích thước đầu chi, tăng nguy cơ đái tháo đường, vấn đề tim mạch và ung thư đường tiêu hóa.
Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng cho con, đặc biệt là không nên tự y áp dụng hormone tăng trưởng để tăng chiều cao mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Hiện nay, có một số loại máy móc được quảng cáo có khả năng tăng chiều cao. Tuy nhiên, thực tế, những thiết bị này chỉ có tác dụng giống như việc tập thể dục thể thao của trẻ.
Khi trẻ vào giai đoạn sụn tăng trưởng chuyển đổi thành xương và quá trình cốt hóa không còn xảy ra, hình ảnh của sụn tăng trưởng sẽ không xuất hiện trên phim X-Quang. Lúc này, trẻ đã hết giai đoạn phát triển chiều cao và không có phương pháp nào có thể tăng chiều cao cho trẻ ngoại trừ phẫu thuật kéo dài chân.+
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn