Mùa đông: “mùa” của bệnh viêm mũi dị ứng

Với thời tiết khô hạnh, kèm theo gió lạnh là những điều kiện thích hợp để bệnh viêm mũi dị ứng phát triển và gây nên nhiều biến chứng về mũi nếu không được điều trị kịp thời.

Ngày 28/11/2018, 02:20:08   Tác giả : Nụ An    Lượt xem: 23442

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào đường hô hấp, đặc biệt bệnh hay gặp khi thời tiết chuyên sang mùa đông.

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân và các yếu tố chính gây nên bệnh viêm mũi dị ứng

Với sự biến đổi khí hậu cùng tình trạng ôi nhiễm môi trường nặng như hiện nay đã làm cho bệnh viêm mũi dị ứng phát triển khá phổ biến. Ngoài yếu tố môi trường và thời tiết thì bệnh viêm mũi dị ứng có thể đến từ những yếu tố khách quan như: phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng khói thuốc, khói nhà  máy và một số thực phẩm (tôm, cua, ốc...) hoặc một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh). Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da hoặc theo đường ăn uống.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng bao gồm: Chảy mũi từng cơn. Ngứa mũi và mắt có thể kèm theo ngứa tai. Nghẹt mũi 2 bên hay đổi bên. Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm. Bên cạnh đó viêm mũi dị ứng còn có một vài triệu chứng phụ như mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản. Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa. Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm. Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi.

Ban đầu viêm mũi dị ứng có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nếu để lâu viêm mũi sẽ chuyển thành bệnh mãn tính, gây nên ù tai, nhức đầu, không ngửi thấy mùi hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang. Do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen phế quản. Viêm mũi dị ứng luôn làm cho người bệnh mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Viêm mũi dị ứng gây nên những khó chịu trong cuộc sống

Viêm mũi dị ứng gây nên những khó chịu trong cuộc sống

Những cách giúp phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng chúng ta nên chủ động phòng theo cách sau:

  • Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.
  • Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.
  • Tăng cường sức đề kháng
  •  Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm, cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
  • Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.
  • Vệ sinh vùng tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để đảm bảo vi khuẩn không thể phát triển gây nên các vấn đề về mũi.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

Khi nhận thấy mũi bị chảy nước mũi hay ngứa thường xuyên chúng ta nên nhỏ thuốc nhỏ mũi và nếu cần thiết cho thể sử dụng thuốc tân dược. Việc điều trị viêm mũi dị ứng kịp thời sẽ giúp phòng ngừa được nhiều các bệnh liên quan về tai mũi họng một cách tốt hơn.

Nguồn: ytevietnam.net.vn