- Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có gây hại không?
- Lipase máu: ý nghĩa và cách duy trì ổn định
- Polyp cổ tử cung là gì? Những điều quan trọng mà chị em cần biết!
1. Chỉ số GGT là gì?
GGT (Gamma-Glutamyl Transferase) là một loại enzyme chủ yếu có trong nhiều cơ quan, nhưng phần lớn được tìm thấy trong huyết tương có nguồn gốc từ gan. Ngoài gan, GGT còn hiện diện ở một số cơ quan khác như thận, lá lách và tuyến tụy.
Chỉ số GGT thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đánh giá và theo dõi bệnh lý gan mật: Khi gan bị tổn thương, nồng độ GGT trong máu tăng lên, do đó xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng gan và phát hiện các bệnh liên quan.
Chỉ số GGT là gì - vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu
- Phát hiện bệnh lý đường mật: GGT rất nhạy với các vấn đề về đường mật, đặc biệt khi có tình trạng tắc nghẽn đường mật, chỉ số này thường tăng cao.
- Chẩn đoán phân biệt: Hỗ trợ xác định nguyên nhân tăng phosphatase kiềm do bệnh gan mật hay bệnh lý cơ.
- Sàng lọc một số tình trạng sức khỏe: Ví dụ như đánh giá tình trạng nghiện rượu mạn tính.
Nguyên nhân khiến chỉ số GGT trong huyết thanh tăng cao:
- Bệnh gan: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ.
- Bệnh đường mật: Sỏi mật, ung thư đường mật.
- Lạm dụng rượu bia: Rượu bia là một nguyên nhân phổ biến gây tăng GGT.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ GGT.
- Một số bệnh lý khác: Suy tim mất bù gây gan ứ huyết, nhiễm ký sinh trùng tại gan, áp xe gan, tổn thương tuyến tụy, bệnh thận, béo phì...
2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm GGT
Xét nghiệm GGT đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chức năng gan và phát hiện sớm các bệnh lý gan mật. Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cụ thể gồm:
- Phát hiện sớm bệnh gan: Giúp phát hiện kịp thời các bệnh về gan, đặc biệt là các rối loạn liên quan đến đường mật.
- Theo dõi hiệu quả điều trị: Hỗ trợ đánh giá tiến trình điều trị các bệnh gan.
- Đánh giá nguy cơ mắc bệnh: Nồng độ GGT cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Do đó, các nhóm đối tượng sau nên thực hiện xét nghiệm GGT định kỳ:
- Người có triệu chứng liên quan đến gan:
- Vàng da, vàng mắt
- Đau bụng vùng gan
- Mệt mỏi, chán ăn
- Sốt, nổi mẩn ngứa
- Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu
- Sưng phù chân
Người có các triệu chứng bệnh lý về gan cần thực hiện xét nghiệm chỉ số GGT
- Người có tiền sử bệnh gan:
- Viêm gan virus
- Xơ gan
- Ung thư gan
- Bệnh túi mật
- Người nghiện rượu: Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan và làm tăng chỉ số GGT.
- Người sử dụng thuốc dài ngày: Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến gan, làm tăng GGT.
- Người béo phì: Béo phì là yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh gan, nên kiểm tra GGT định kỳ để theo dõi sức khỏe.
- Trước và sau phẫu thuật: Xét nghiệm GGT giúp đánh giá chức năng gan trước và sau phẫu thuật.
- Người kiểm tra sức khỏe định kỳ: Xét nghiệm GGT là một phần trong gói khám sức khỏe tổng quát.
3. Cách hiệu quả để cải thiện chỉ số GGT
Như đã đề cập, chỉ số GGT tăng cao thường là dấu hiệu của các vấn đề về gan. Để cải thiện chỉ số này và bảo vệ sức khỏe gan, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau. Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ gồm:
3.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Tránh rượu bia: Đây là một trong những nguyên nhân chính làm tăng GGT. Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn rượu bia sẽ giúp cải thiện đáng kể chỉ số này.
- Giảm tiêu thụ chất béo: Hạn chế chất béo giúp giảm gánh nặng cho gan và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia để kiểm soát tốt chỉ số GGT
- Tăng cường rau xanh, trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương.
- Uống đủ nước: Nước giúp hòa tan và đào thải độc tố qua đường tiết niệu, hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn.
- Duy trì lối sống lành mạnh
3.2 Tập thể dục thường xuyên:
- Giảm mỡ bụng: Mỡ bụng có liên quan đến gan nhiễm mỡ, một trong những nguyên nhân làm tăng GGT.
- Tăng cường chức năng gan: Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ gan đào thải độc tố.
3.3 Kiểm soát cân nặng:
Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào, bao gồm cả tế bào gan.
3.4 Sử dụng thuốc hợp lý
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Một số loại thuốc có thể gây hại cho gan, do đó, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
3.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Phát hiện sớm các vấn đề về gan: Xét nghiệm định kỳ giúp theo dõi chỉ số GGT và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trên đây là những giải pháp giúp kiểm soát và cải thiện chỉ số GGT. Việc duy trì thói quen sống lành mạnh, kết hợp với khám sức khỏe định kỳ, sẽ giúp bạn bảo vệ gan và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn