Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa có tính hàn nên trong tam cá nguyệt thứ nhất mẹ không nên sử dụng nước dừa để đảm bảo sức khỏe.
-
Điều dưỡng viên tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
-
Vì sao phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà xanh trong ngày?
Mẹ bầu không nên uống nước dừa vào tháng thứ 3 của thai kì
Có nên uống nước dừa vào tháng thứ 3 của thai kì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nước dừa có tính hàn, có khả năng giải nhiệt, làm yếu gân cơ, hạ huyết áp, vì thế nước dừa không tốt cho mẹ bầu trong thời kì bắt đầu mang thai.
“Có bầu 3 tháng có thể uống nước dừa được không” Là câu hỏi nhiều nhất được gửi về chương trình Sức khỏe Mẹ và bé. Để giả đáp câu hỏi này, Thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hồi đáp: Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên khi uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, nếu mẹ bầu uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn, đồng thời uống nước dừa trông 3 tháng đầu còn khiến thai phụ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Chính vì vậy, trong 3 tháng đầu mẹ không nên uống nước dừa để đảm bảo sức khỏe.
Những thời điểm bà bầu không nên uống nước dừa
Tuy được các chuyên gia chăm sóc Sức khỏe bà bầu đánh giá đánh giá là “thực phẩm vàng” tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng ở một số thời điểm nước dừa lại không phát huy tác dụng, thậm chí còn nguy hại đến sức khỏe.
Nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp cũng không nên uống nước dừa
- 3 tháng đầu của thai kỳ: Theo chia sẻ của thầy Đặng Nam Anh, bà bầu không nên uống nước dừa vì nước dừa có tính hàn sẽ không tốt cho sức khỏe của thai phụ, thậm chí còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tiền sử huyết áp thấp: Theo Đông y, nước dừa có tính hàn nên bà bầu có tiền sử mắc huyết áp thấp, nếu “kết thân” với loại thức uống này, tình trạng sẽ ngày càng trở nên tồi tệ, thậm chí là nguy hiểm đến cả mẹ và bào thai.
- Khi mới đi nắng về: Nước dừa giúp giải nhiệt nhanh nên khi vừa đi nắng về, bà bầu không nên uống nước dừa ngay và không nên uống quá nhiều, vì tính hàn của nước dừa sẽ gây hại đến tỳ vị, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt rất nguy hiểm cho đường tiêu hóa và lá lách.
- Buổi tối: Quá trình mang thai, tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ tăng lên so với bình thường do bào thai chèn ép bàng quang. Vì thế, nếu uống nước dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ khó ngủ ngon do phải thức để đi tiểu nhiều lần.
Khi nào bà bầu được uống nước dừa?
Sau 3 tháng đầu không thể sử dụng nước dừa thì bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc khi đã hết ốm nghén mẹ bầu nên bổ sung nước dừa hàng ngày để tăng cường lượng dưỡng chất cho cơ thể tốt nhất.
Từ tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu có thể bổ sung nước dừa vào khẩu phần dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, để đảm bảo cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, mẹ bầu có thể bổ sung từ 1 – 2 quả dừa mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể chế biến nước dừa thành nhiều món ăn khác nhau như:
- Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, mẹ bầu nên tự làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.
- Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.
Ngoài cách uống nước dừa trực tiếp, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa...đều rất tốt cho sức khỏe.
Nước dừa tuy có vai trò quan trong và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng mẹ không thể lạm dụng mà cần có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
Câu hỏi: “Khi nào bà bầu được uống nước dừa” đã được các chuyên gia sức khỏe bà bầu hồi đáp, hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho tất cả mẹ bầu.
Nguồn: ytevietnam.net.vn