Theo các chuyên gia đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Cân nặng và mức độ tăng cân của mẹ khi mang bầu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và trọng lượng lúc đẻ em bé. Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít hoặc gần như không tăng cân thì đứa trẻ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân”.
-
Bảo vệ hàm răng trẻ khỏe mạnh theo cách của mẹ Nhật
-
Bí quyết dành cho mẹ nuôi dạy con gái ngoan
-
Chế độ dinh dưỡng để phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Mẹ bầu tăng cân quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của em bé
Theo các Bác sĩ của chuyên trang sức khỏe mẹ và bé thì trẻ em phát triển nhanh trong tử cung, ước tính đến khi trẻ chào đời sẽ có khoảng 10000o tế báo não phát triển. Từ tuần thứ 26 trở đi, mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng. Vì vậy, dù bạn là một bà bầu thừa cân thì cũng phải tăng cân để có nhiều năng lượng cho em bé phát triển.
Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân là phù hợp?
Sức khỏe của bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của em bé, để em bé sinh ra khỏe mạnh và có một sức khỏe tốt, người mẹ cần tăng cân trong ngưỡng chuẩn, vậy tăng bao nhiêu cân là đủ? Tăng bao nhiêu cân là đủ còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của người mẹ, không có bà mẹ nào giống bà mẹ nào, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn khi mang bầu.
Sự tăng cân trong thai kỳ phụ thuộc những yếu tố sau:
- Trọng lượng của trẻ: 3.200g-3.600g.
- Trọng lượng nhau thai: 500g-900g.
- Trọng lượng dịch ối: 900g.
- Sự phì đại tuyến vú: 500g.
- Trọng lượng tử cung: 900g.
- Khối lượng máu được gia tăng: 1.400g.
- Trọng lượng mỡ cơ thể: 2.300g.
- Trọng lượng mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g.
Mẹ bầu nên chủ động kiểm soát cân nặng của mình sao cho hợp lý
Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau: đối với mẹ bầu có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng từ 11,3-16kg. Nếu mẹ bầu đã có tiền sử thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ bầu dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng từ 7-11,3kg. Nếu mẹ bầu đang mang song thai thì nên tăng 16-20,5kg.
Mức độ tăng cân trong từng tháng mang bầu
Số cân này nên tăng từ từ, tăng đều trong các tháng chứ không nên tăng quá nhanh trong cùng một lúc, theo những kiến thức y học thì trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bàu nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều mẹ bầu vì nghén quá nhiều mà hầu như không tăng cân hoặc tăng cân quá ít trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng đa số các mẹ sẽ tăng vẫn tăng được 0,9-1,8kg trong ba tháng đầu tiên.
Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ các Bác sĩ chuyên khoa sản khuyên mẹ nên tăng trung bình từ 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Hormone Estrogen bắt đầu tăng. Estrogen tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có thể thèm ăn một số những thức ăn nhất định như thèm ăn đồ chua, chát,…
Mẹ bầu nên đa dạng các loại thực phẩm để thai nhi phát triển một cách tốt nhất
Những lưu ý về chế độ ăn của mẹ bầu trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai người mẹ cần được cung cấp thêm từ 285Kcalo? Kg thể trọng/ ngày. Đây là số Kcalo khá lớn mà mẹ bầu cần bổ sung, để thực hiện được điều này trong mỗi bữa ăn mẹ bầu nên chú ý ăn tăng cường chất đạm động vật như sữa, trứng, tôm, cua, cá, ốc... các mẹ cũng không nên bỏ qua nguồn đạm từ thực vật, chúng vừa rẻ, lại có lượng đạm cao, lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc...
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các kháng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Sắt, canxi, kẽm, iốt, axit folic và các loại vitamin A, C, D, B1, B2. Trong đó mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sắt, canxi và axit folic. Bởi thiếu những vi chất này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá...; hạn chế ăn những gia vị gây kích thích như: Ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi. Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ tăng cân quá nhiều gây giữ nước hay những mẹ bầu bị chứng phù thận, tránh những tai biến có thể xảy ra trong khi đẻ.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn