5 cách để kiểm soát lượng đường huyết thai kỳ

Duy trì lượng đường huyết mục tiêu trong thai kỳ thường giống như một hành động cân bằng. Dưới đây là 5 cách kiểm soát đường huyết thai kỳ, các mẹ bầu theo dõi nhé.

Ngày 11/01/2023, 03:33:46   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 278

Bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần một chế độ ăn lành mạnh

Chuyện mục Mẹ bầu - Mẹ bỉm sữa cập nhật: việc quản lý, kiểm soát này liên quan đến việc đưa ra các biện pháp lành mạnh và như vậy thì mẹ bầu phải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn khi bắt đầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

1. Chế độ ăn uống xây dựng khoa học và lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có vai trò trọng trong việc giúp kiểm soát đái tháo đường, tuy nhiên khi gặp phải đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng, tự cho mình ăn kiêng khem quá mức. Thay vào đó là trao đổi với bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của  mình để đưa ra phương phát điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe của từng cá nhân nhất định.

Chế độ ăn lành mạnh này bao gồm việc cân bằng lượng carbohydrate phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ cho bạn năng lượng và lượng glucose cần thiết nhưng lại không quá nhiều khiến mất cân bằng lượng đường trong máu.

Để thực hiện điều này yêu cầu bạn có thể phải đếm lượng carbs của bản thân nạp vào mỗi ngày và lập kế hoạch hợp lý cho các bữa ăn của bạn hàng ngày, đảm bảo rằng bạn có vừa đủ lượng tinh bột, trái cây, rau, protein, sữa và chất béo.

2. Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải

Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Việc tập thể dục vừa phải không giống như làm việc nhà hoặc đến một lớp học căng thẳng. Nó đòi hỏi các mẹ bầu phải tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc tham gia một lớp thể dục nhịp điệu cho mẹ bầu trước khi sinh. Làm như vậy có thể giúp cho cơ thể của  mẹ bầu điều chỉnh insulin tốt hơn và do đó kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định.

Đi bộ giúp cân bằng đường huyết ở phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ

3. Dùy trì trọng lượng khỏe mạnh

Cho dù mẹ bầu trong thai kỳ đang ở mức cân năng thừa hay bình thường đều cần duy trì và kiểm soát sự tăng cân của bản thân trong suốt quá trình mang thai.

Tùy thuộc vào mức cân nặng và chiều cao tại thời điểm thụ thai mà các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sẽ cho biết nên tăng bao nhiêu cân và cụ thể vào từng giai đoạn của thai kỳ.

Giảm cân trong khi mang thai không chỉ có hại mà còn có thể gây nguy hiểm. Tuyệt đối không nên bắt đầu thực hiện một kế hoạch giảm cân bất kỳ khi bạn đang hoặc có ý định sẽ mang thai. Thay vào đó là hãy tập trung vào việc kiểm soát mức tăng cân của bạn trong giới hạn khuyến nghị bằng chế độ dinh dưỡng và có chế độ tập luyện phù hợp.

4. Theo dõi mức đường huyết

Ban cố vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Để duy trì sự, kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách đo và số lần thực hiện đo cũng như cách ghi chép lại để theo dõi lượng đường huyết. Bạn có thể thực hiện đo đường huyết tối đa 5 lần mỗi ngày.

  • Kiểm tra đường huyết đầu tiên vào lúc đói (buổi sáng trước khi ăn sáng)
  • Kiểm tra 1-2 tiếng đồng hồ sau khi ăn sáng.
  • Kiểm tra 1-2 tiếng đồng sau bữa trưa.
  • Kiểm tra 1-2 tiếng đồng sau bữa ăn tối.
  • Kiểm tra ngay trước khi đi ngủ.

Theo dõi mức đường huyết hằng ngày

5. Sử dụng insulin nếu cần

Ngay cả khi bạn tuân thủ về chế độ ăn uống và tập luyện, mẹ bầu vẫn có thể cần dùng insulin để giữ mức đường trong máu trong tầm kiểm soát. Đừng quá lo lắng việc dùng insulin sẽ có ảnh hưởng tới thai kỳ, việc làm này chỉ đơn giản là thực hiện các bước bổ sung giúp ngăn ngừa những biến chứng khi mà chế độ ăn uống và tập thể dục đều không thể kiểm soát hoàn toàn.

Nếu được kê đơn insulin, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách thức, thời gian và liều lượng phù hợp. Với sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ có thể đạt được các biện pháp kiểm soát cần thiết để đảm bảo một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh.

Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ