Đột quỵ thường hay xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên, người già, người béo phì…khi mạch máu bị vỡ do các động mạch bị xơ cứng hoặc nhiều nguyên khác.
- Bệnh viêm họng nên sử dụng những loại thực phẩm nào?
- Phải làm gì để không phải chứng kiến những thảm họa y khoa tái diễn?
- Đau bụng dưới ở nam giới nguyên nhân do đâu?
Bệnh đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến cho lượng máu lớn chảy vào nhu mô não ở khoang dưới nhện và não thất. Mạch máu bị tắc nghẽn đã làm cho máu lưu thông lên não bị chặn lại gây nên hiện tượng nhồi máu não, thiếu máu. Chỉ trong vài giây khi không được cung cấp oxy, các dinh dưỡng cần thiết tế bào não sẽ bắt đầu chết dần – quá trình này sẽ kéo dài tiếp tục trong vòng vài giờ tiếp theo. Bởi vậy khi nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện của bệnh này cần thực hiện cách sơ cứu đột quỵ tốt nhất cho họ.
Bệnh đột quỵ dễ gây chết người
Cách nhận biết đột quỵ ở bệnh nhân
Các chuyên gia tin tức y tế cho biết để sơ cứu đột quỵ chuẩn nhất cho bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu nhận biết đột quỵ của bệnh nhân. Bởi vậy cần tận dụng từng phút giây để có thể cứu sống bệnh nhân.
Cách nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ, cần nắm rõ quy tắc FAST để ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:
Mặt (Face): Quan sát mặt của bệnh nhân có bị xệ hay không, có mỉm cười được không?
Tay (Arms): Khó khăn khi cử động một bên tay, tay sẽ thấp hơn một bên khi giơ lên.
Lời nói (Speech): bệnh nhân bị đột quỵ sẽ nói lắp,khó nói, nói khó hiểu không thể diễn đạt rành mạch như bình thường.
Thời gian (Time): Người bị đột quỵ cần được sơ cứu nhanh chóng và tận dụng thời gian sớm nhất để cứu chữa, nên gọi cấp cứu ngay khi gặp người bị đột quỵ.
Ngoài ra bệnh nhân bị đột quỵ còn có các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết như: yếu, tê liệt nửa người hoàn toàn, giảm hoặc mất thị lực ở một bên mắt. Đau đua dữ dội không rõ nguyên nhân, chóng mặt, đứng không vững, ngã đột ngột không rõ nguyên nhân.
Những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao: Huyết áp cao, từng có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc, bệnh tiểu đường, tim mạch, tuổi cao.
Cách sơ cứu đột quỵ cho bệnh nhân
Đầu tiên cần đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân, nếu bệnh nhân bất tỉnh, thở bình thường hoặc không hoàn toàn tỉnh táo nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng. Gọi người hỗ trợ và cấp cứu nhanh chóng. Bệnh nhân cần được cấp cứu sớm nhất nếu không chỉ sau 1-2 giờ đột quỵ máu đông sẽ gây tắc máu não.
Cách sơ cứu đột quỵ khi bệnh nhân còn tỉnh:
Để bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng thoải mái nhất
Đắp chăn khi trời lạnh để tránh cơ thể bị mất nhiệt.
Theo dõi tình trạng bệnh nhân, bảo vệ đường thở.
Cần sơ cứu nhanh chóng cho bệnh nhân bị đột quỵ
Khi bệnh nhân bị hôn mê nếu nằm ngửa sẽ khiến cho trọng lực hàm rơi ra bên ngoài khiến cho lưỡi bị tụt xuống và lấp đường thở. Vậy nên cần đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng để các chất nôn được thoát ra ngoài.
Nắm rõ các cách sơ cứu đột quỵ cho bệnh nhân đột quỵ cần được thực hiện dứt khoát kĩ lưỡng, đặc biệt sẽ giúp làm tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân. Bởi vì khi não bộ không được cung cấp oxy và dinh dưỡng cần thiết các tế bào não sẽ bị chết dần. Với bệnh nhân bị nhẹ sẽ để lại các di chứng như liệt nửa người, không đi lại được, mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào người khác đồng thời phải sống chung với bệnh suốt đời.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn