Theo các giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Trẻ sinh ra đến 5 tháng tuổi thường có biểu hiện đồng thời 2 trạng thái ngủ là ngủ ngắn và ngủ sâu. Sau 5 tháng tuổi, những cơn ngủ ngắn sẽ dần ít lại và trẻ chuyển dần sang giấc ngủ sâu”.
Vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển trí não của trẻ
Mỗi giấc ngủ đều có những lợi ích nhất định đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Lợi ích của giấc ngủ đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ
- Ngủ ngắn và lợi ích mà giấc ngủ sâu mang lại
Theo những tin tức y tế mới nhất, giấc ngủ ngắn thường gặp ở những trẻ mới sinh đến 8 tuần tuổi, trong những giấc ngủ ngắn này trẻ ngủ nhưng vẫn chuyển động mắt, chuyển động tay chân, cựa quậy, thậm chí là trẻ vẫn khóc ưum ưum. Thường giấc ngủ ngắn này kéo dài 20-30 phút, sau đó trẻ mới đi vào giấc ngủ sâu hoặc có bé chỉ có giấc ngủ ngắn như thế.
Giấc ngủ ngắn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển não cua trẻ do cung cấp máu và oxy gia tăng lên não. Nhiều cha mẹ lại lầm tưởng việc trẻ ngủ như thế là bất thường và cho rằng con đang thiếu canxi, nhưng đa phần những giấc ngủ như thế là hoàn toàn bình thường. Nếu mẹ vẫn còn thấy lo lắng thì có thể đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa để được khám và bổ sung thuốc nếu cần.
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ
- Ngủ sâu và lợi ích mà giấc ngủ sâu mang lại
Theo các Bác sĩ chuyên trang sức khỏe giới tính, khi trẻ ngủ sâu nhịp thở của bé sẽ đều hơn, bé ít làm tiếng ồn hơn, các cơ quan hoạt động đều hơn. Đối với những trẻ mới sinh đến 2 tuần, giấc ngủ sâu thường kéo dài khoảng 2h.
- Đối với bé 2-8 tuần: 2-4 giờ/lần. Từ 6-8 tuần bé có xu hướng ngủ sâu về đêm
- Bé 3 tháng tuổi: ngủ sâu có thể 4 giờ/lần
- Bé trên 6 tháng tuổi: bé ngủ sâu giấc khoảng 6 giờ/lần
Lợi ích đối của giấc ngủ sâu đối với trẻ, khi trẻ ngủ sâu giúp cơ thể bé thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn. Các bé khi có giấc ngủ sâu sẽ giúp trẻ phát triển nhanh về thể chất và cân nặng. Các bé ngủ giấc ngủ ngắn thường tăng trưởng không tốt, hay cáu gắt và biếng ăn khi thức.
Khi nào các mẹ cần lưu ý đến giấc ngủ của trẻ
Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ cần theo dõi sức khỏe của con yêu khi đặt trẻ xuống chỗ nằm bé thường hay khóc, có lúc khóc thét, mặc dù đã bú đủ, cha mẹ sẽ cần sự tư vấn của các Bác sĩ chuyên khoa.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện
Theo những kiến thức nuôi dạy trẻ mới nhất, thời gian ngủ một ngày của bé nhỏ hơn 1/3 thời gian một ngày thì nên tư vấn thêm các Bác sĩ chuyên khoa Nhi. Khi ngủ bé có dấu hiệu bất thường như co giật, đổ mồ hôi nhiều (đây là những biểu hiện giảm thân nhiệt) hoặc hơi thở không đều thì cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho con nhỏ vào viện ngay hoặc gọi cấp cứu.
Đối với những em bé ngủ ngáy to và dài, dấu hiệu ngáy khi ngủ thường ít xuất hiện ở trẻ nhỏ, mặc dù không phải là không có. Nhưng đáng để cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra về hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của trẻ.
Khi trẻ ngủ không sâu giấc hay ngủ mơ, hoặc bé thức giấc đột ngột, la hét và bất an khi ngủ, đặc biệt là khi bé được cho đi học. Cha mẹ nên tìm nguyê nhân tại sao trẻ lại có những biểu hiện như thế. Nguyên nhân đa phần là bé không thoải mái trên trường do áp lực việc học, hoặc do không quen bạn bè, thầy cô. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà cha mẹ nên được tư vấn thêm của các thầy thuốc tư vấn.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi tư vấn bạn đã hiểu thêm về những lợi ích của giấc ngủ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn