Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa bộ y tế ban hành được coi là quy chuẩn áp dụng chung cho các bệnh nhân mắc xuất huyết tiêu hóa dạ dày.
- Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở bệnh nhân
- Phác đồ điều trị xuất huyết não tốt nhất cho bệnh nhân
- Tìm hiểu phác đồ điều trị xơ gan hiệu quả cho con người
Biểu hiện của bệnh nhân mắc xuất huyết tiêu hóa
Bệnh xuất huyết tiêu hóa nguy hại đến sức khỏe con người
Bệnh xuất huyết tiêu hóa cần cấp cứu nội khoa, bệnh nhân sẽ có các biểu heienj như tụt huyết áp, mạch nhanh, vã mồ hồi, niêm mạc nhợt nhạt, tình trạng sốc do giảm thể tích.
Bệnh nhân bị đi ngoài phân đen, nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục. Lúc này bệnh nhân cần nhập viện điều trị nhanh chóng để tránh ánh hưởng đến sức khỏe tính mạng con người.
Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa bộ y tế ban hành
Nguyên tắc điều trị cần thực hiện bù khối lượng tuần hoàn bằng cách truyền máu, nội soi dạ dày để chẩn đoán và can thiệp cầm máu, dùng thuốc ức chế bài tiết acid
Đồng thời thực hiện điều trị cụ thể:
Bệnh nhân cần được ưu tiên hàng đầu trong hồi sức cấp cứu là bù lượng dịch đã bị mất đi hoặc phục hồi tình trạng ổn định huyết động. Bệnh nhân cần được đặt đường truyền tĩnh mạch, nếu người bệnh bị rối loạn huyết động, đặt 2 đường truyền vào tĩnh mạch lớn kích thước từ 16-18G ở mặt trước khuỷa tay hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm trong trường hợp không đặt được đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
Bệnh nhân cần được thở oxy qua xông mũi từ 3-6L/phút. Ngoài ra bác sĩ phải nắm rõ các bệnh đi kèm để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bồi phụ thể tích cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa bộ y tế ban hành được chỉ định bồi phụ thể tích cho bệnh nhân bằng cách truyền tĩnh mạch dịch muối đẳng trương 20 ml/kg. Hầu hết các bệnh nhân truyền 1-2 L dịch muối đẳng trương (NaCl 0,9%) sẽ điều chỉnh được thể tích dịch bị mất.
Theo tin tức y tế cho biết các dịch keo tuy đắt tiền hơn nhưng chúng không có lợi hơn so truyền dịch muối do sốc mất máu. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn bị sốc dịch sau khi đã truyền tổng liều 50ml/kg cần truyền dịch keo từ 500-1000 mL để bảo đảm thể tích trong lòng lòng mạch.
Không chỉ vậy các plasma tươi đông lạnh cũng thích hợp cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có tình trạng rối loạn đông mấu. Thực hiện truyền tiểu cầu cho bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hóa và có con số tiểu cầu < 50.000/mm3.
Truyền khối hồng cầu cho bệnh nhân dưới 60 tuổi duy trì Hb>100g/l
Thực hiện các nguyên tắc điều trị xuất huyết tiêu hóa tốt nhất
Ức chế bơm Proton bằng đường tiêm tĩnh mạch khoảng 80mg và duy trì 8 mg/giờ trong 72 giờ đối với các omeprazole, pantoprazole, esomeprazole. Tuy nhiên riêng omeprazole không truyền được mà tiêm TM. Nếu sử dụng kèm rabeprazole liều 40mg tiêm tĩnh mạch sau đó duy trì 4 mg/giờ trong 72 giờ.
Ngoài ra nội soi dạ dày tá tràng cấp để tiêm cầm máu, clip… theo dõi kĩ càng sát huyết động. Nếu bác sĩ chẩn đoán ngoại khoa vẫn còn chảy máu hoặc nội soi cầm máu lần 2 không khắc phục được cần thực hiện phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa duy trì như sau:
Phối hợp điều trị tiêu diệt H.P nếu có sau khi xuất huyết tiêu hóa đã ổn định.
Dùng thuốc ức chế bơm prorton dạng viên Esomeprazole 40mg/ngày, Pantoprazole 40mg/ngày, Rabeprazole 40mg/ngày.
Đồng thời bệnh nhân cần được theo dõi các chỉ số như huyết áp, mạch, niêm mạc, phân. Và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo các giảng viên y dược cho biết Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa bộ y tế ban hành chỉ mang tính tham khảo các bệnh nhân không tự ý áp dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn