Bệnh xơ gan được xếp vào các chứng bệnh khó chữa “tứ chứng nan y” nhưng sự phát triển của y học sẽ giúp bệnh nhân có nhiều hi vọng chữa khỏi bệnh hơn.
- Phác đồ điều trị viêm gan c bộ y tế ban hành mới nhất
- Phác đồ điều trị viêm gan b mạn tính hiệu quả nhất
- Phác đồ điều trị mề đay tốt nhất cho bệnh nhân
Nguyên tắc điều trị xơ gan
Khi thực hiện điều trị xơ gan cho bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc như: điều trị nguyên nhân, bảo tồn và điều trị biến chứng.
Các nguyên nhân gây ra xơ gan do: Rượu bia, virus, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, các bệnh về gan, sử dụng hóa chất, nhiễm kí sinh trùng như giun, sán. Phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị xơ gan phù hợp nhất.
Điều trị xơ gan cần tuân thủ các nguyên tắc
Phác đồ điều trị xơ gan bảo tồn
Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lí. Nên thận trọng khi sử dụng các thuốc gây độc cho gan như: Acetaminophen, an thần..
Bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều đạm, hoa quả trái cây tươi, đảm bảo cung cấp 2.500 -3.000 calo/ngày cho cơ thể, nếu phù, cổ trướng cần ăn nhật.
Khi sử dụng các thuốc hỗ trợ tế bào gan để hạn chế phá hủy tế bào gan có nhiều nhóm thuốc nên chỉ định các nhóm thuốc như: biphenyl dimethyl dicarboxylase, sylimarin. Bên cạnh đó bổ sung thêm vitamin B các nhóm, vitamin C, K, sử dụng các thuốc lợi mật nếu xơ gan tắc mật nhiều như: Sorbitol, ursodeoxycholic.Bù albumin cho bệnh nhân khi có dấu hiệu giảm albumin, các thuốc chống đông
Rối loạn đông máu: truyền huyết tương, truyền khối tiểu cầu.
Phác đồ điều trị xơ gan biến chứng
Bệnh nhân bị xơ gan thường có các biến chúng như: Nhiễm trùng, hội chứng gan, thận, hôn mê gan, xuất huyết tiêu hóa, cổ chướng, ung thư gan. Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị xơ biến chứng như sau:
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do áp lực tĩnh mạch cửa tăng:
Theo tin tức y tế cho biết thực hiện cầm máu nội soi bằng cách thắt các búi tĩnh mạch thực quản giãn bằng vòng cao su. Sử dụng thuốc tiêm histoacryl để giãn tĩnh mạch.
Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa:
- Terlipressin: ống 1mg tiêm tĩnh mạch cách 4-6 giờ.
- Somatostatin (Stilamin) liều 3mg pha truyền trong dịch truyền đẳng trương trong 24 giờ.
- Sandostatin: ống 100μg liều 25μg/giờ trong 3 – 5 ngày, truyền duy trì với dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%.
- Đặt typ: ống thông tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch trên gan.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng dịch cổ trướng:
- Sử dụng kháng sinh đồ: Cephalosporin Augmentin, quinolon, được sử dụng trong lâm sàng Ciprobay viên 0,5g – 2 viên/ngày trong khoảng thời gian 14 ngày hoặc dùng lâu dài.
- Bệnh nhân cần được điều trị duy trì 1 viên/ngày trong 3 tháng.Bù albumin sớm để phòng tránh các biến chứng hội chứng gan thận.
Điều trị cho bệnh nhân bị biến chứng hội chứng gan thận:
- Sử dụng thuốc Terlipressin với liều là 0,5 – 1mg mỗi 4 – 6 giờ (ống 1mg).
- Bù albumin để giảm nguy cơ hội chứng gan thận và ức chế sự tiến triển của bệnh. Bù liều của albumin là 1,5g/kg trong ngày đầu tiên, 1 g/kg trong 3 ngày tiếp theo, liều tối đa đó là 100g – 150g.
- Có thể sử dụng Dopamin, noradrenalin để làm giãn mạch thận và co mạch tạng sẽn giúp lưu lượng máu cho thận tốt hơn. Khi dùng cần theo dõi tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Thuốc chỉ được chỉ định dùng tại khoa điều trị tích cực và nên sử dụng liều nhỏ: dopamin liều 3μg – 5μg/kg/giờ.
Bệnh nhân bị ung thư gan:
- Với khối u nhỏ <5cm sẽ đượcc chỉ định điều trị, nếu nhiều u tổng đường kính các khối u gan< 8cm, sẽ được cần nhắc điều trị trị dựa vào các giai đoạn xơ gan như: Child-Pugh A, B còn chỉ định điều trị, Child-Pugh C cân nhắc.
- Đối với biến chứng huyết khối tĩnh mạch cửa sẽ không được chỉ định điều trị gây tắc mạch khối u gan.
Bệnh nhân bị hôn mê gan, hội chứng não – gan:
Phương pháp điều trị yếu tố khởi phát:
- Lactulose: Duphalac 20 – 40g/24 giờ nếu bệnh nhân đi phân lỏng nhiều, cần giảm liều với liều tối đa 70g/14 giờ.
- Kháng sinh đường ruột: Klion, Ciprobay, neomycin dùng theo đường uống.
- Truyền acid amin phân nhánh, truyền các thuốc trung hòa NH3 Ornicetil 10 – 20g/ngày.
Phác đồ điều trị xơ gan cổ trướng
Phác đồ điều trị xơ gan cổ trướng cho bệnh nhân
Khi bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng căng to sẽ được chỉ định chọc tháo cổ mỗi lần từ 1-3 lít.
- Sử dụng các thuốc lợi tiểu có 2 nhóm thuốc được chỉ định: Nhóm furosemid và nhóm lợi tiểu kháng aldosteron. Có thể sử dụng kết hợp cả hai hoặc dùng tưng nhóm riêng.
- Nhóm kháng aldosteron liều 100 – 300mg nên sử dụng đơn.
- Dùng kết hợp: lợi tiểu kháng aldosteron/furosemid liều 100mg/40mg khi cơ thể không đáp ứng và tăng liều tối đa lên 300mg/120mg sẽ hạn chế rối loạn điện giải.
- Theo dõi các chỉ đố điện giải đồ máy, điện giải đồ niệu.
- Bệnh nhân đáp ứng thuốc có thể giảm liều lợi tiều cũng theo tỉ lệ, đáp ứng tốt lợi tiểu furosemid nên dừng trước. Đồng thời nên theo dõi đáp ứng điều trị bằng cân nặng vồ số lượng nước tiểu. Tùy theo cân nặng cho phép giảm 0,5-1 kg/ ngày và số lượng nước tiểu 1500ml – 2000ml/ngày.
Phác đồ điều trị xơ gan cho bệnh nhân đã phần nào khắc phục được tình trạng bệnh và kéo dài sự sống người bệnh tốt hơn.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn