Phác đồ điều trị xuất huyết não tốt nhất cho bệnh nhân

Nguyên nhân gây ra xuất huyết não do mạch máu trong não bị vỡ ra làm cho lưu lượng máu tràn vào các mô não, do áp lực đột ngột làm tổn thương các tế bào não xung quanh.

Ngày 10/01/2018, 02:26:26   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2182

Phác đồ điều trị xuất huyết não sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và giảm thiểu nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.

Phác đồ điều trị xuất huyết não cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị xuất huyết não cần được thực hiện nhanh chóng

Phác đồ điều trị xuất huyết não cần được thực hiện nhanh chóng

Điều trị chung cho bệnh nhân xuất huyết não:

Tim mạch: Khi bị đột quỵ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch mà không liên quan đến thiếu máu cơ tim trước đó bệnh nhân cần được theo dõi ECG từ 48-72 giờ.

Theo tin tức y tế cho biết hỗ trợ thở oxy cho bệnh nhân từ, đảm bảo đường thở lưu thông, hút đàm nhớt thường xuyên nếu bệnh nhân bị rối loạn ý thức, cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh ngẽn tắc đường thở, viêm phổi hít.

Bệnh nhân bị tăng huyết áp do đột quỵ đột ngột, căng bàng quang, đáp ứng sinh lý do bị thiếu máu hoặc tăng áp lực nội sọ. Bệnh nhhanan bị giảm huyết áp cần điều trị tăng huyết áp bao gồm:

  • Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, tránh lo lắng, đau, buồn nôn, tránh dùng Nifedipin nhỏ dưới lưỡi
  • Giới hạn HA: Tâm thu: 160-180 mmHg, tâm trương dưới 100mmHg
  • HA tâm thu < 180mmHg và Tâm trương <100 mmHg. Theo dõi tình trạng huyết áp của bệnh nhân không dùng thuốc hạ huyêt áp khi có tổn thương ở các cơ quan như: phù phổi, nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch phủ, bệnh não do huyết áp cao.
  • HA tâm thu  181-  220  mmHg  hoặc Tâm trương  101-120  mmHg sử dụng bằng đường uống:
  • Ức chế men chuyển: Enalapril 10mg, 1 – 2viên/ngày, Perindopril 5mg, 1- 2 viên/ngày
  • Ức chế thụ thể: Valsartan 80-160mg, 1viên/ngày
  • Ức chế calci: Amlodipin 5mg, 1 x 2 viên/ngày; Nifedipin 20mg, 1viên x 2 lần/ngày
  • HA Tâm thu > 220 hoặc Tâm trương > 120 khi dùng thuốc đường tĩnh mạch tùy theo điều kiện
  • Nicardipine TTM 5mg/giờ, cần điều chỉnh liều lên 2,5mg/giờ mỗi 5 phút và tối đa 15mg giờ để đạt huyết áp mục tiêu.
  • Labetalol (chưa có) 10 – 20 mg tĩnh mạch trong 1-2 phút; có thể lặp lại mỗi 10 phút (tối đa 300 mg) hoặc dùng truyền tĩnh mạch 2-8 mg/phút
  • Mục tiêu điều trị: hạ 10-15% trị số huyết áp

Tăng thân nhiệt: Khi thân nhiệt của bệnh nhân tăng dùng thuốc hạ nhiệt với các nhóm kháng sinh như sau:

  • Cephasporin thế hệ 2 , 3
  • Cefuroxime (kefstar,…): 750mg, 2 lọ/ ngày
  • Ceftazidim 1g, ceftizoxime 1g (cefoho, varucefa,…): 2 – 3 lọ/ngày
  • Ceftriaxon 1g (vietcef, ceftriaxone,…) 2 lọ/ngày
  • Cefoperazole 1g (denkazol,…), 2-3 lọ/ngày
  • Quinolone: levofloxacine 0,5g 100ml (levocil, cravit, flovanis….): 1-2 chai/ngày
  • Macrolid: azithomycin 0,5g 100ml (azithral,….): 0,5g/ngày
  • Khi tăng đường huyết cần chiều điều chỉnh đạt mức từ 120-150mg %.
  • Bệnh nhân thực hiện phác đồ điều trị xuất huyết não cần được nuôi dưỡng,chăm sóc đầy đủ, cung cấp năng lượng từ 1200-1400 Calo/ngày qua đường sond dạ dày, hoặc tĩnh mạch  bằng các dung dịch như Lipid, Acid amin, Vitamine B, C.

Phác đồ điều trị xuất huyết não các biến chứng thần kinh

Điều trị các biến chứng thần kinh khi bị xuất huyết não

Điều trị các biến chứng thần kinh khi bị xuất huyết não

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi có các biến chứng thần kinh do bị xuất huyết não cần có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi tình trạng bệnh nhân  xấu đi, hôn mê, mất ý thức, não bị chèn ép, huyết áp cao và dao động,tổn thương diện rộng, đau đầu tăng cần thực hiện phác đồ điều trị xuất huyết não như sau:

  • Để bệnh nhân nằm cao 30 độ để duy trì PCO2 # 25-30mmHg
  • Sử dụng Mannitol 20%, liều 0.25-0.5g/kg trong 20-30 phút mỗi 4-6 giờ <=1.5g/kg/24giờ, trong 3-5 ngày.
  • Các bác sĩ điều trị cần kiểm soát bệnh nhân bị co giật:
  • Seduxen 10mg tĩnh mạch chậm 5mg/phút, tác dụng sau 30-45phút, liều tối đa 40mg.
  • Phenobarbital 10-20mg/kg, tĩnh mạch chậm 50mg/phút
  • Đồng thời để phòng ngừa các biến chứng bán cấp như tắc tĩnh mạch sâu và nhồi máu phổi cho bệnh nhân như: Vận động sớm tại chỗ, tập thể dục ở một bên cơ thể bị liệt.
  • Tránh bị nhiễm trùng tiết niệu: Cần cung cấp đủ nước, acid hoá nước tiểu và đặt sond tiểu ngắt quãng đồng thời dùng kháng sinh sớm ngừa bội nhiễm
  • Loét dạ dày do stress: Sử dụng các nhóm ức chế bơm Proton (Omeprazol, pantoprazol 20-40mg uống hoặc tĩnh mạch 1lần/ ngày)
  • Hoặc nhóm thuốc ức chế tiết H2 (Famotidin; Ranitidin 2 lần/ngày)
  • Thuốc bảo vệ và yếu tố bảo dưỡng thần kinh: Các thuốc thường dùng: Cerebrolysin 10 – 20ml/ngày, Cholin-Alfoscerat 500mg 2 ống/ngày, cavinton 20- 30mg/ngày.

Phác đồ điều trị xuất huyết não cần được áp dụng sớm sễ giúp giảm thiểu các di chứng cho bệnh nhân cũng như phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn