Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở bệnh nhân

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ giúp khắc phục tình trạng xuất huyết trên cơ thể con người đồng thời giảm các nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.

Ngày 12/01/2018, 02:45:14   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2319

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý do rối loạn tự miễn khi số lượng tiểu cầu bị giảm bởi các kháng thể kháng tiểu cầu phá hoại. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể con người và ở mọi lứa tuổi.

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

  • Bệnh nhân cần được nhập viện và chỉ định điều trị khẩn cấp bởi bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Truyền tiểu cầu đậm đặc cùng nhóm ( chỉ truyền khi bệnh nhân được xác định bị chảu máu trong hoặc nguy cơ xuất huyết)
  • Truyền Methylprednisolone 1-2g/ngày 3 lần
  • IgG lg/kg/ngày trong 2 ngày  bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục
  • Yếu tố VII a tái tổ hợp được chỉ định khi không kiểm soát được tình trạng chảy máu.

Điều trị cho bệnh nhân nhập viện:

Theo tin tức y tế cho biết khi số lượng tiểu cầu giảm <20 G/L:

  • Sử dụng Prednison từ 1 -2 mg/kg/ngày với thời gia 4-6 tuần nên giảm liều khi cơ thể bệnh nhân đáp ứng. Đồng thời duy trì số lượng ≥ 30 G/L với liều Prednisone 10-15mg/ngày, ít có tác dụng phụ của thuốc.
  • Có thể xem xét việc dùng IVIg và Mehthylprednisone
  • Khi số lượng tiểu cầu: 20-30 G/L kèm xuất huvết da niêm cần dùng Prednisone 1 mg/kg/ngày kéo dài tối đa 6 tuần nên giảm lượng khi tiểu cầu >100G/L.
  • Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú số lượng tiểu cầu >20 G/L không kèm xuất huyết da niêm cần tái khám sau  1 tuần.

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tái phát hoặc không đáp ứng Corticoid

  • Đang giảm liều lượng Corticoid khi số lượng tiểu cầu giảm, có đi kèm với xuất huyết dưới da, cần điều trị lặp lại Corticoid như ban đầu với thời gian tối đa 2 tháng. Hoặc có thể truyền tĩnh mạch IgG.
  • Nếu bệnh nhân ngưng Corticoid một thời gian bị tái phát cần khám và  xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Bệnh nhân không đáp ứng Corticoid sau 8 tuần điều trị
  • Lượng tiểu cầu giảm ≤ 20 G/L nên chỉ định điều trị như sau:
  • Dùng Methylprednisone lg/ngày (truyền tĩnh mạch) trong 3 ngày nếu bị xuất huyết nặng.
  • Truyền tĩnh mạch Immunoglobulin lg/kg/ngày khi bị chảy máu nặng hoặc chuẩn bị cắt lách.
  • Giảm liều Prednisone và giữ liều trung bình 5-10mg/ngày mà không có triệu chứng xuất huyết, số lượng tiểu cầu ≥ 20 G/L.
  • Truyền Anti D 75 µg/kg/ngày qua tĩnh mạch theo từng đợt ít nhất 6 tháng.
  • Khi cắt lách nóng được xem sét sau 8 tuần điều trị thất bại
  • Số lượng tiểu cầu ≤ 20 G/L và chảy máu nặng, đe dọa tính mạng
  • Bệnh nhân không có điều kiện sử dụng Anti D

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính

  • Khi bệnh nhân bị giảm tiểu cầu < 100.000 /mm3 kéo dài trên 6 tháng mặc dù có điều trị hay không điều trị.
  • Dùng Methylprednisone 1 g/ngày trong khoảng 3ngày cho mỗi đợt điều trị.
  • Prednisone 5-10mg/ngày nhằm duy trì số lượng tiểu cầu >=30G/L
  • Sử dụng Anti D 75. µg/kg/ngày nên dùng từng đợt nếu không cắt lách
  • Các giảng viên Y Dược cho biết Bệnh nhân chỉ định cắt lách nếu các bước điều trị trên không hiệu quả, không duy trì được số lượng tiểu cầu ở mức an toàn. Bệnh nhân bị nhiều biến chứng, không có điều trị trị liệu, độc tính thuốc quá nhiều.
  • Trước khi cắt lách cần thực hiện tiêm phòng Streptococcus Pneumonia, Hemophilus Influenza, Meninggococcus trước 2 tuần.
  • Thực hiện cắt lách bằng phương pháp nội soi và cần làm tăng số lượng tiểu cầu lên >50G/L trước khi mổ  bằng cách truyền tiểu cầu đậm đặc, Methylprednisone, IV IgG,Anti D).

Bệnh nhân cần được theo dõi diễn biến sau khi cắt lách từ 1 tháng cho đến 5 năm sau.

Phác đồ điều trị xuất huyết tiểu cầu kháng trị

  • Bệnh nhân được chỉ định phác đồ này khi  đã thất bại với điều trị chuẩn như Corticoid, IVIg hoặc cắt lách
  • Bệnh nhân được chỉ định điều trị khi:
  • Số lượng tiểu cầu <20G/L +/  xuất huyết nặng đe dọa tính mạng.
  • Số lượng tiểu cầu >20G/L +/  xuất huyết nên cân nhắc điều trị.
  • Số lượng tiểu cầu >30 G/L cần được kiểm tra công thức máu và theo dõi lâm sàng.

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu kháng trị có 4 bước với tác dung phụ tăng dần từ 1-3 còn bước 4 được chỉ định khi cả 3 bước thất bại. Theo các tin tức y tế cho biết trước khi thực hiện bệnh nhân phải được kiểm tra có lách phụ không nếu có phải cắt bỏ.

Phác đồ điều trị xuất huyết tiểu cầu kháng trị bước 1:

Xuất huyết tiểu cầu có thể gây nguy hiểm cho con người

Xuất huyết tiểu cầu có thể gây nguy hiểm cho con người

  • Sử dụng thuốc Prednisone được duy trì liều thấp nhất 5-10mg /ngày để duy trì số tiểu cầu > 30 G/L.
  • Colchicine: 0.6 mg x 3 lần/ngày x2tháng khi cơ thêt đáp ứng giảm liều dần đến thấp nhất duy trì SLTC> 30G/L.
  • Thuốc Dapsone: 75mg/ngày uống trong 2 tháng.
  • Danazol:200mg x 4 lần/ngày nếu cơ thể đáp ứng cần dùng ít nhất trong  1 năm, mỗi tháng giảm liều 200mg.
  • Rituximab: 375mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 4 tuần. Có thể sẽ đáp ứng từ tuần thứ 3 và tỷ lệ lui bệnh 1/3 trườnghợp.
  • Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu kháng trị bước 2:
  • Cyclophosphamid: 150mg/ngày x8 tuần, dùng đủ thời gian 3 tháng khi cơ thể đáp ứng và giảm liều.
  • Azathioprin: 150mg/ngày x3-6 tháng, cần theo dõi số lượng bạch cầu khi bệnh nhân đáp ứng cần tiếp tục điều trị từ 16-18 tháng mới đượcgiảm liều dần.
  • Cycloporin: 1,25-2.5mg/kg chia 2 lần mỗi ngày (tổng liều 2.5-5 mg/kg/ngày).
  • Mycophenolate mofetil: 0.5-1 gr chia 2 lần uống mồi ngày x 3-4 tuần.

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu kháng trị bước 3:

  • Dùng liều cao Cyclophosphamid từ1-1.5gr/lg/ngày bằng truyền tĩnh mạch. Lặp lại 4 tuần nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 2 đợt điều trị. Đối với bệnh nhân có đáp ứng cần dùng trong 6 đợt mỗi đợt cách nhau 4 tuần.
  • Kết hợp hóa trị: Dùng Cyclophosphamid 750mg/m2 (N1 N8) và Prednisone: 40mg/m2 (N1-N14),Vepside: 100mg/m2 (N14-16). Trường hợp bệnh nhân khong đáp ứng cần ngưng thuốc nếu có đáp ứng nên dùng 6 đợt cách nhau 4 tuần.
  • Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu kháng trị bước 4:
  • Phác đồ này đang trong quá trình điều trị thử nghiệm bằng cách dị ghép tế bào gốc hoặc thuốc tăng trưởng tiểu cầu (Platelet growth factor): 3 mcg /kg/ngày.

Bệnh nhân nghi ngờ bị mắc xuất huyết giảm tiểu cầu không nên tự ý khám chữa bệnh tại nhà mà cần đến các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán,  khám bệnh một cách tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn