Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue mới nhất của bộ Y tế

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết sẽ giúp khắc phục tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra khi diễn biến bệnh theo hướng tiêu cực.

Ngày 09/01/2018, 02:30:39   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 5539

Bệnh sốt xuất huyết được truyền nhiễm thông qua trung gian qua đường muỗi đốt khiến người bệnh bị lây nhiễm virus gây bệnh từ người ốm. Vậy phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue như thế nào?

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue mới nhất

Phác đồ điều trị triệu chứng:

  • Bệnh nhân sốt cao trên 39 độ cần sử dụng paracetamol đơn chất để hạ nhiệt với liều dùng từ 10-15mg/kg. Dùng thuốc cách nhau từ 4-6 giờ.
  • Bệnh nhân mặc quần áo rộng, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.
  • Chú ý không dùng aspirin (acetyl salicylic acid) hoặc analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
  • Cho bệnh nhân  uống Oresol để bù dịch mỗi ngày 2 lít hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây như cam, chanh, dừa, hoặc nước cháo loãng.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue mới nhất cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue mới nhất cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue dấu hiệu cảnh bảo:

Bệnh nhân cần được nhập viện, nếu bị nôn, mất nước, người lừ đừ, hematocrit tăng cao cần xem xét truyền dịch bao gồm:  Ringer lactat, NaCl 0,9%.

Đối với người trên 15 tuổi sau khi hết nôn, ăn uống được thì có thể ngưng truyền dịch.

Với các trường hợp bệnh nhân đang mang thai, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, béo phù hoặc đi kèm các bệnh lý như viêm phổi, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh về gan, tim, thận.. cần được nhập viện để theo dõi quá trình điều trị.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue cho bệnh nhân nặng

Đối với sốc sốt xuất huyết Dengue:

  • Truyền dịch Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương Nacl 0,9%, dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES)).
  • Nếu huyết thanh bị mất đi cần truyền Ringer lactat hoặc dung dịch NaCl 0,9% thay thế bằng đường tĩnh mạch với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ.
  • Sau 1 giờ đánh giá lại tình trạng người bệnh, sau 2 giờ kiểm tra lại hematocrit. Tùy vào tình hình cải thiện của bệnh nhân có thể giảm tốc độ truyền xuống dần theo từng mốc quy định như: Giảm xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ xuống 7,5ml, 5ml, và 3 ml.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân không cải thiện cần thay bằng dịch truyền cao phân tử với 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1 giờ và đánh giá lại. Nếu tình trạng được cải thiện giảm tốc độ truyền xuống 10ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ, tiếp tục giảm xuống 7,5ml, 5ml theo cân nặng.
  • Nếu tình trạng bệnh nhân không được cải thiện cần đo áp lực tĩnh mạch trung ương để có cách xử trí đồng thời cần khám để phát hiện xuất  huyết nội tạng, chỉ định truyền máu với tốc độ 10 ml/kg cân nặng/1 giờ.

Tốc độ truyền cần phải dựa vào các huyết áp, mạch, lượng bài tiết nước tiểu, tình trạng tim phổi, hematocrit một hoặc hai giờ một lần và CVP.

Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng

Điều trị sốt xuất huyết cần có thực hiện đúng các nguyên tắc chữa bệnh

Điều trị sốt xuất huyết cần có thực hiện đúng các nguyên tắc chữa bệnh

Cần phải xử lí nhanh chóng, thở oxy, truyền dịch

  • Với bệnh nhân dưới 15 tuổi cần tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch Ringer lactat hoặc dung dịch mặn đẳng trương với tốc độ 20 ml/kg cân nặng trong vòng 15 phút rồi đánh giá lại.
  • Bệnh nhân có mạch rõ, huyết áp không bị kẹt vẫn cho dung dịch cao phân tử 10 ml/kg cân nặng/giờ và xử trí tiếp theo như sốt xuất huyết Dengue còn bù.
  • Bệnh nhân có mạch nhanh, huyết áp còn kẹt hoặc huyết áp hạ cần truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/kg cân nặng/giờ. Nếu mạch và huyết áp không đo được cần tiêm dung dịch cao phân tử trực tiếp vào tĩnh mạch với tốc độ 20 ml/kg cân nặng/15 phút. Đo CVP để có cách xử lý, nếu đã đo được huyết áp và mạch rõ cần truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/kg cân nặng/giờ.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng

  • Tiến hành truyền máu và các chế phẩm máu.
  • Truyền tiểu cầu khi lượng tiểu cầu xuống nhanh dưới 50.000/mm3 kèm theo xuất huyết nặng.
  • Truyền plasma tươi, tủa lạnh cần xem xết bệnh nhân bị rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết bị suy tạng nặng

Theo tin tức y tế cho biết bệnh nhân bị tổn thương gan, suy cấp gan cần được hỗ trợ thở oxy, đặt nội khí quản nếu sốc kéo dài.

  • Chống sốc cho bệnh nhân bằng cách Nacl 9%, hoặc dung dịch cao phân tử không dùng Lactat Ringer. Bệnh nhân không sốc cần bù dịch điện giải theo nhu cầu.
  • Cần kiểm soát hạ đường huyết giữ đường huyết ở mức 80-120mg% bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm 1-2ml/kg glucose 30% và duy trì glucose 10-12,5% khi truyền qua tĩnh mạch ngoại biên hoặc glucose 15-30% qua tĩnh mạch trung ương.

Cần điều chỉnh điện giải:

  • Hạ natri máu bằng cách: Natri máu < 120 mmol/L kèm rối loạn tri giác: bù NaCl 3% 6-10 ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.
  • Natri máu từ 120-125 mmol/L không hoặc kèm rối loạn tri giác: bù NaCl 3%/6-10ml/kg truyền tĩnh mạch trong 2-3 giờ.
  • Hạ kali máu bằng cách bù đường tĩnh mạch qua dịch pha hoặc đường uống.
  • Điều chỉnh rối loạn thăng bằng toan kiềm: Toan chuyển hóa: bù bicarbonate 1-2mEq/kg tiêm mạch chậm (TMC).
  • Điều chỉnh rối loạn đông máu/xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cho bệnh nhân:
  • Huyết tương tươi đông lạnh 10-5 ml/kg: XHTH + rối loạn đông máu.
  • Kết tủa lạnh 1 đv/6kg: XHTH + fibrinogen < 1g/L.
  • Tiểu cầu đậm đặc: XHTH + số lượng tiểu cầu < 50000/mm3.
  • Vitamin K1: 1mg/kg/ngày (tối đa 10mg) TMC x 3 ngày.
  • Điều trị/phòng ngừa XHTH: Ranitidine 2mg/kg x 3 lần/ngày hoặc omeprazole 1 mg/kg x 1-2 lần/ngày.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue trên đây chỉ mang tính  tham khảo bệnh nhân cần đến các cơ sở  y tế để khám chữa bệnh tốt nhất chứ không tự ý xử trí ở nhà.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn